Viêm lợi gây hôi miệng là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Một trong những dấu hiệu của bệnh viêm lợi gây hôi miệng là hơi thở có mùi hôi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ để lại di chứng như mất răng, viêm khớp hay thậm chí là viêm màng tim.

Viêm lợi gây hôi miệng và dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống.

Hơi thở có mùi – Dấu hiệu của bệnh viêm lợi gây hôi miệng

Theo bác sĩ Trịnh Đình Hải – Viện trưởng Bệnh viện Răng Hàm Mặt. Tỷ lệ người Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng hay viêm lợi rất cao. Khoảng 90% người mắc bệnh về răng miệng mà không hề hay biết dẫn đến những biến chứng như răng lung lay, viêm lợi mãn tính hay thậm chí là mất răng.

Viêm lợi gây hôi miệng là một trong những biểu hiện sớm của bệnh khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hàng ngày. Bệnh nhân thậm chí còn đánh răng từ 4 – 5 lần mỗi ngày mà hơi thở vẫn có mùi hôi. Đến khi họ được làm phẫu thuật hút hết mủ và làm sạch ổ vi khuẩn quanh lợi thì bệnh mới khỏi.

Bệnh nhân bị viêm lợi đánh răng nhiều lần nhưng vẫn không hết hôi miệng.

Nhiều bệnh nhân không hề nhận thức được mình đã mắc bệnh. Đến khi người nhắc nhở, họ mới chịu đi khám và phát hiện quanh chân răng đã có túi mủ. Rất may bệnh chưa gây hậu quả nghiêm trọng và cách điều trị cũng vô cùng đơn giản.

Viêm lợi gây hôi miệng là bệnh gì - Cách điều trị ra sao 2

Nguyên nhân bệnh viêm lợi gây hôi miệng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lợi gây hôi miệng là do bệnh nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách. Một số bệnh nhân lười đánh răng hoặc đánh răng sai cách khiến vi khuẩn và mảng bám tấn công, làm ổ ở chân răng. Vi khuẩn răng miệng có khả năng sản sinh ra các loại enzym có khả năng phá hủy liên kết giữa lợi và răng gây nên bệnh viêm lợi.

Thông thường, chúng ta đánh răng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Nhưng việc đánh răng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn. Sau khi ăn 15 phút, thức ăn cũng có thể tạo nên một mảng bám nhỏ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển thành cao răng. Do đó, ngoài đánh răng, nếu không áp dụng những phương pháp vệ sinh răng miệng khác như sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng thì vẫn có thể mắc những bệnh răng miệng như viêm lợi hoặc sâu răng.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Đường trong thức ăn được các loại vi khuẩn trong khoang miệng chuyển hóa thành các loại axit gây mòn răng tạo điều kiện để hình thành các ổ sâu răng.

Những biến chứng nguy hiểm

Đa phần bệnh nhân bị viêm lợi, viêm chân răng khi đến bệnh viện chuyên khoa khám thì đã ở giai đoạn cuối. Bệnh đã có những biến chứng như lợi bị hủy hoại nghiêm trọng, xương ổ răng bị tàn phá, răng mất đi chức năng nghiền nhai của mình. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất răng và phải thay thế bằng răng giả với chi phí từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, răng giả dù có tốt đến đâu thì cũng không thể thay thế hoàn toàn cho răng thật được.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể di căn qua những khu vực khác của cơ thể. Những túi mủ quanh chân răng chính là ổ của hàng triệu vi khuẩn. Chúng không chỉ gây tổn thương răng mà còn có thể đi vào máu đến các bộ phận khác của cơ thể gây nên những biến chứng như viêm khớp, viêm cầu thận hay viêm màng tim. Lúc này, không phải là vấn đề điều trị bệnh răng miệng đơn thuần nữa mà là điều trị những biến chứng vừa tốn kém vừa có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách điều trị bệnh viêm lợi gây hôi miệng

Đánh răng đúng cách để phòng ngừa viêm lợi gây hôi miệng.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm lợi gây hôi miệng chính là vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám và cao răng. Bệnh nhân có thể điều trị bệnh này bằng các biện pháp sau:

  • Nước súc miệng: Thành phần dung dịch vệ sinh răng miệng chứa những chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid… giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, làm sạch khoang miệng.
  • Thuốc kháng viêm non-steroid: Các loại thuốc như ibuprofen, diclophenac, meloxicam… giúp làm giảm các vết sưng đỏ tại nướu răng. Những người bị đau dạ dày không nên sử dụng thuốc này.
  • Thuốc corticosteroid: Các loại thuốc như prednisolon, dexamethason… có tính kháng viêm mạng giúp điều trị hiệu quả và nhanh chóng triệu chứng nướu răng bị sưng đỏ.
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc như beta-lactam, macroid… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong lợi. Kết hợp giữa spiramycin và metronidazol mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý như nha chu, viêm lợi, sâu răng…
  • Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay aspirin được sử dụng để giảm các cơn đau do viêm lợi. Lưu ý không dùng aspirin cho trường hợp bệnh nhân bị chảy máu hoặc bị sốt xuất huyết.

Tốt nhất là bệnh nhân nên đến trung tâm y tế khám để được đánh giá tổng thể và có chỉ định sử dụng thuốc để điều trị bệnh dứt điểm. Việc bệnh nhân tự ý mua thuốc và sử dụng không đúng liều lượng khiến bệnh không khỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lời khuyên dành cho bạn

Muốn phòng ngừa bệnh viêm lợi gây hôi miệng, trước tiên bạn cần phải quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng hơn. Bạn cần phải đánh răng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm đánh nhẹ nhàng thành vòng tròn để vệ sinh các khu vực trong khoang miệng. Khi các sợi bàn chải có dấu hiệu lão hóa thì bạn nên thay bàn chải ngay Hoặc sử dụng loại kem đánh răng trị hôi miệng.

Việc đánh răng cần đi kèm với vệ sinh lưỡi. Bạn dùng cây nạo lưỡi để làm sạch phần chất nhầy và thức ăn thừa bám trên đầu lưỡi. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng nước vệ sinh răng miệng chuyên dụng để làm sạch vi khuẩn và mảng bám còn sót lại.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần và lấy cao răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cao răng chính là nơi vi khuẩn trú ngụ gây hôi miệng và gây các bệnh răng miệng như viêm lợi gây hôi miệng, viêm chân răng hay sâu răng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *