Mách bạn mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi hiệu quả

Chứng hôi miệng gây cản trở rất lớn trong giao tiếp, khiến người bệnh ngại tiếp xúc với mọi người. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới công việc, cuộc sống. Mách bạn phương pháp chữa hôi miệng bằng gừng có thể thử áp dụng, vừa tiết kiệm chi phí, vừa an toàn cho sức khỏe.

1. Hôi miệng và dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng

Chứng hôi miệng là gì?

Chứng hôi miệng hay còn được biết đến với cái tên bệnh hôi miệng, hơi thở hôi, là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Hơi thở có mùi hôi có thể gặp ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Đây là chứng bệnh phổ biến thứ 3 trong số các bệnh lý về nha khoa, chỉ sau sâu răng và bệnh viêm nha chu, khoảng 25% dân số mắc phải chứng hôi miệng với những mức độ khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết hôi miệng là gì?

Mùi cụ thể của hơi thở có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Tốt nhất là hỏi một người bạn hoặc người thân để đánh giá mùi hôi miệng của bạn, vì rất khó để tự mình đánh giá nó. Nếu không có ai, có một cách để kiểm tra mùi là thở ra lòng bàn tay sau đó ngửi.

2. Tại sao gừng có khả năng giảm chứng hôi miệng?

Công dụng của gừng tươi

Gừng tươi vốn là gia vị không thể thiếu trong nhà bếp. Gừng có vị cay, nóng giúp giảm đau bụng kinh, phòng và chữa cảm cúm, đau đầu, ho do viêm phế quản gây ra. Ngoài ra, nhờ đặc tính chống viêm mà gừng có khả năng chữa trị các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các rối loạn khác về cơ bắp…

Bạn còn có thể dùng gừng để xông hơi giải cảm sốt hoặc giải tỏa căng thẳng và cải thiện chứng mất ngủ.

Tại sao gừng giúp giảm chứng hôi miệng?

Không chỉ có những công dụng trên, gừng còn giúp giảm thiểu tình trạng hơi thở có mùi. Trong thành phần của gừng chứa có hàm lượng lớn zingiberen, curcumen , tinh dầu, các hợp chất alcol geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol… có khả năng giảm hôi miệng hiệu quả.

Bên cạnh đó, hợp chất 6-gingerol được các nhà khoa học tìm thấy trong loại gia vị này còn có khả năng kích thích các enzym chứa trong nước bọt làm phân hủy các chất có mùi hôi trong miệng. Vì thế, nó giúp hơi thở luôn thơm thơ. Bởi vậy, bạn nên nắm bắt mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi nhé.

Nguyên tắc hoạt động của hợp chất này là giúp cho mức độ của enzym sulfhydryl oxidase 1 có trong nước bọt tăng gấp 16 lần chỉ trong vài giây. Theo các kết quả của các nghiên cứu phân tích cho thấy, trong nước bọt và hơi thở có enzyme sulfhydryl oxidase 1 sẽ phá vỡ các hợp chất chứa sulphher gây mùi trong miệng. Bởi vậy đây chính là mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi mang lại hiệu quả tốt tới vậy.

Đặc biệt, hàm lượng axit citric có trong gừng có thể làm tăng hàm lượng ion natri trong nước bọt. Nhờ vậy mà lượng khoáng chất hòa tan trong nước bọt cũng tăng theo, tỷ lệ với lượng nước bọt làm giảm mùi hơi thở khó chịu. Vậy uống gì để trị hôi miệng? Bạn đã biết mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi chưa?

3. Mách bạn mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi hiệu quả

Dùng nước gừng súc miệng hoặc uống trà gừng giúp hạn chế tối đa mùi hôi miệng

Nguyên liệu mẹo chữa hôi miệng bằng gừng như sau:

2-3 củ gừng tươi và 350ml nước.

Hướng dẫn thực hiện mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi:

Bước 1: gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng.

Bước 2: Cho 350ml nước vào nồi đun sôi.

Bước 3: Thả gừng tươi đã thái lát vào đun thêm vài phút rồi tắt bếp, lọc lấy phần nước gừng. Mẹo chữa hôi miệng bằng gừng này thật dễ thực hiện đúng không nào!

Cách dùng:

Sau khi đợi nước nguội, bạn chỉ cần dùng nước gừng súc miệng từ 5 – 10 phút, mỗi ngày 2-3 lần sẽ giúp hơi thở bạn bớt hôi đáng kể. Kiên trì áp dụng mẹo chữa hôi miệng bằng gừng liên tục trong 3 tuần không chỉ giúp hơi thở luôn thơm thơ mà còn ngăn ngừa hiệu quả bệnh sâu răng.

4. Lưu ý khi áp dụng liệu mẹo chữa hôi miệng bằng gừng

Một vài lưu ý mà bạn cần nhớ khi áp dụng mẹo chữa hôi miệng bằng gừng:

  • Khi súc miệng không được uống luôn nước gừng, đặc biệt là đối với những người chuẩn bị mổ hoặc sau khi mổ bởi nó có thể chứa nhiều vi khuẩn.
  • Không được kết hợp gừng tươi với aspirin và coumarin (nếu dùng phải cách 4 giờ) trong khi áp dụng mẹo chữa hôi miệng bằng gừng.
  • Không nên dùng gừng đối với những người bị bệnh tiểu đường, người mắc bệnh tim, phụ nữ đang mang thai, người bị huyết áp cao. Bởi vì gừng có tính nóng, có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi, làm tăng huyết áp.
  • Không nên uống nước gừng khi người đang vã mồ hôi nắng, vào buổi tối và mùa hè nóng. Để hiệu quả, bạn không nên gọt vỏ mà chỉ cần rửa sạch là được.
  • Chú ý thực hiện thường xuyên, đánh răng đều đặn mỗi ngày và không ăn những thực phẩm nặng mùi như: hành, tỏi, mắm…
  • Không sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… khi đang áp dụng mẹo chữa hôi miệng bằng gừng.
Không nên áp dụng bài thuốc gừng cho phụ nữ mang thai vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi

Bạn nên biết rằng, chữa hôi miệng bằng gừng không phải là phương pháp triệt để chữa khỏi hoàn toàn được hôi miệng. Nguyên lý tác động của cách này là dùng gừng để làm ức chế vi khuẩn, át đi mùi hôi khó chịu chứ không thể tiêu diệt sạch vi khuẩn. Nếu bạn ngưng không sử dụng thì tình trạng hôi miệng sẽ lại tái phát.

Để điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng, răng hư gây hôi miệng, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ nha khoa uy tín để được kiểm tra sức khỏe răng miệng. Tốt nhất, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 3 tháng/lần để loại bỏ được hết mảng bám.

Hôi miệng là chứng bệnh khá phổ biến diễn ra ở nhiều người với mọi độ tuổi. Hôi miệng làm bạn bị mất tự tin giao tiếp, ngại nói chuyện nên ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc. Do đó, mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi vừa đơn giản, dễ thực hiện tại nhà như trên sẽ là cứu cánh tuyệt vời cho bạn cho chứng bệnh này nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *