Lông mu có chức năng gì?

1. Vị trí của Lông mu

Lông mu hay còn gọi là lông vùng kín, là lông mọc ở gần gò mu phía trên âm hộ ở nữ giới hoặc ở gốc dương vật ở nam giới. Lông mu thường ngắn, màu đen sẫm,  mọc khi cơ thể nam, nữ bước vào tuổi dậy thì. Lông mu thường có dạng cong (chiếm khoảng 82%), còn lại là thẳng. Lông có thể mọc rậm hoặc thưa, tùy vào gen và yếu tố hormone của từng cơ thể.

Lông mu nam: Sự xuất hiện lông mu ở nam chứng tỏ sự trưởng thành về giới tính. Do số lượng lông mu ở nam do hormone testosteron quyết định, nên một số người quan niệm lông mu nhiều đồng nghĩa với độ nam tính. Tuy nhiên, số lượng lông mu ngoài hormone còn do gen và nhiều yếu tố khác quyết định.

Lông mu nữ là minh chứng cho sự phát triển giới tính ở nữ giới, là nét quyến rũ của nữ giới.

Không phải ai cũng có lông mu, một số người phải rất muộn mới có hoặc cả đời không có. Lông mu và lông nách không tương đồng với nhau, những người không có lông mu không có nghĩa là không có lông nách. Số lượng người không có lông mu chiếm khoảng 2.7%. Khoảng 32% người có lông mu ở hậu môn. Việc có lông mu ở hậu môn hay không đều không ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Cấu tạo của Lông mu

Lông mu có cấu tạo gồm 3 phần: phần nằm trên thượng bì da, phần mọc xuyên qua thượng bì và phần nằm trong chân bì (hay còn gọi là trung bì da). Phần nằm trong chân bì gọi là rễ lông. Rễ lông được bao bọc bởi một vỏ gọi là nang long. Nang lông có ba lớp: lớp bao biểu mô ngoài, bao biểu mô trong và bao xơ.

Mỗi nang lông có ba phần:

  • Miệng nang lông thông ra mặt da
  • Cổ nang lông hay còn gọi là phễu nang lông có miệng tuyến bã thông ra ngoài
  • Bao nang lông là phần dài nhất ăn sau xuống lớp hạ bì của da.

3. Chức năng của Lông mu

Lông mu có chức năng gì? Các chức năng của lông mu có thể kể đến như:

  • Lông mu có chức năng như màng đệm, giúp các nếp gấp vùng kín không dính vào nhau, giảm nguy cơ gây nhiễm trùng và ban đỏ. Đồng thời, lông mu có tác dụng như một màng chắn, bảo vệ vùng kín, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở vùng kín như bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu,…
  • Bên cạnh lớp mô mềm thì lông mu cũng có khả năng lưu giữ một lượng nhiệt nhất định, giúp duy trì nhiệt độ của vùng kín, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Khi vào mùa hè, các tuyến da bên dưới lông mu có thể tiết ra các chất dầu làm mát, giảm nhiệt độ vùng kín.
  • Lông mu giúp giảm bớt sự cọ sát khi va chạm với quần áo trong quá trình sinh hoạt, vận động hàng ngày, giúp hạn chế tổn thương da vùng kín.
  • Một công dụng quan trọng khác của lông mu là chống lại các tác động mạnh và giảm ma sát khi quan hệ tình dục. Nếu không có lông mu, khi tác động mạnh, da rất dễ bị tổn thương.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các tuyến tiết ở lớp lông mu tiết ra pheromone, một loại tín hiệu hóa học giúp thu hút, hấp dẫn người khác giới.

4. Những vấn đề cần lưu ý

  • Bạn nên vệ sinh lông mu nếu lông quá rậm rạp và bạn cảm thấy nóng bức. Cách an toàn nhất là dùng kéo để tỉa bớt khoảng 2-3 cm, không nên tỉa quá sát mà giữ lại một đoạn để lông mu thực hiện các chức năng bảo vệ của mình.
  • Không nên dùng dao cạo hoặc wax lông vì có thể gây mẩn cảm, đỏ rát, tăng tình trạng dễ tổn thương của da. Những vết rách vi mô trên da do quá trình wax làm da trở nên bỏng rát và mỏng manh hơn. Khi da bị tổn thương, các mầm bệnh dễ xâm nhập và gây ra các bệnh cho âm đạo.
  • Vệ sinh lông mu hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, không thụt rửa sâu trong âm đạo. Sau khi vệ sinh, nên lau vùng kín và vùng lông mu bằng khăn sạch, mềm.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *