Những điều thú vị về lưỡi

Vị trí của Lưỡi

Lưỡi là cơ quan vị giác nằm ngay trong khoang miệng của động vật xương sống. Với động vật có vú, lưỡi sẽ là khối cơ vân chắc chắn, phủ bên ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp, phía bên dưới là một lớp mô được liên kết với nhau. Mặt trên của lưỡi có rất nhiều nhú cảm giác hay còn gọi là chồi cảm giác.

Trên lưỡi được chia thành các vùng tương ứng với khả năng cảm giác, vị giác khác nhau.

Ở hầu hết động vật, lưỡi gắn phía bên trong khoang miệng và được thò ra phía trước, có khả năng cử động.

Cấu tạo của Lưỡi

Hình dáng của lưỡi người khá giống một hình tam giác. Lưỡi rộng ở đáy, thuôn dài ra và nhọn ở đỉnh. Đáy lưỡi gắn chặt với hàm dưới và xương móng của xương sọ.

Phẫn giữa lưỡi có bề mặt trên cong, mặt dưới nối liền với sàn miệng bằng dải mô mỏng. Đầu lưỡi được tự do chuyển động linh hoạt. Nhưng khi một người không ăn hay không nói chuyện, lưỡi sẽ nằm gọn trong miệng.

Các động tác của lưỡi được quyết định bởi các cơ ở lưỡi. Lưỡi có các sợi cơ chạy theo chiều dọc và chiều ngang và các cơ này có khả năng chuyển động linh hoạt. Do sự co bóp của các cơ có vị trí ở trong cổ và bên hàm.

Chức năng của Lưỡi

  • Là một cơ quan vị giác, lưỡi có chức năng đặc biệt. Ở người, khi bị mắc bệnh, lưỡi sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường để báo hiệu.
  • Lưỡi giúp con người cảm nhận được mùi vị của cuộc sống từ thức ăn, nước uống…

Mặt trên của lưỡi có những gai lưỡi mà gia lưỡi lại gồm những núm vị giác. Tại cuống lưỡi có những tế bào giống như sợi tóc. Và ở chóp lưỡi sẽ có những thớ tế bào thần kinh. Những thớ tế bào này sẽ nối liền với dây thần kinh vị giác để giúp con người cảm nhận được bốn vị chính: Chua, mặn, ngọt, đắng cay…Còn các vị khác được cảm nhận là do sự kết hợp của các vị kể trên. Bốn vị chính sẽ được cảm nhận theo phần khác nhau của lưỡi. Vị mặn, ngọt được cảm nhận tại đầu lưỡi, vị chua được cảm nhận ở hai bên cạnh lưỡi còn vị đắng sẽ cảm nhận ở cuối lưỡi.

  • Chức năng quan trọng nhất của lưỡi đó chính là giúp con người thực hiện được các hoạt động: nhai, nuốt, nếm và nói. Khi đang ăn, lưỡi giúp đưa thức ăn đến răng để nhai và có nhiệm vụ nhào nặn thức ăn đã mềm thành viên tròn để dễ dàng nuốt xuống. Các động tác này được thực hiện dễ dàng là nhờ loạt chuyển động cong lên cong xuống của lưỡi. Khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ, lưỡi sẽ đẩy viên thức ăn vào hầu ở phía sau miệng, từ đó thức ăn từ từ đi vào thực quản và vào bao tử.

Các bệnh thường gặp

  • Ung thư lưỡi
  • Lưỡi bản đồ

Những điều cần lưu ý

Lưỡi có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cần phòng bệnh cho lưỡi

  • Bảo vệ lưỡi cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày
  • Cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để lưỡi không thiếu các loại vitamin
  • Khám lưỡi định kì để phát hiện ra bệnh sớm nhất
  • Khi bị bệnh, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *