Tuyến tụy nằm ở đâu và có chức năng gì?

1. Vị trí của Tuyến tụy

Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết (tiết ra dịch tụy đổ vào ruột giúp tiêu hóa thức ăn) vừa có chức năng nội tiết (như tiết insulin đổ vào máu có tác dụng điều hòa đường huyết…). Tụy nằm sau phúc mạc, sau dạ dày, sát thành sau ổ bụng, vắt ngang qua các đốt sống thắt lưng trên.

2. Cấu tạo của Tuyến tụy

Tụy có màu trắng hồng, dài 15cm, cao 6cm và dầy 3cm, nặng khoảng 80gram,

3. Chức năng của Tuyến tụy

Tuyến tụy có cấu trúc bên trong giống cấu trúc của tuyến nước bọt, gồm chức năng ngoại tiết và nội tiết:     

Chức năng ngoại tiết

Mỗi ngày bài tiết khoảng 1000ml dịch tụy. Lượng dịch tụy này được tiết ra nhiều nhất khi ăn: chỉ cần nhìn, ngửi, nghĩ đến thức ăn hoặc nhai và nuốt có thể tiết ra 20% dịch tụy toàn bữa ăn, khi thức ăn xuống dạ dày sẽ tiết ra 5-10% dịch tụy, còn khi thức ăn đến ruột là 70% dịch tụy.

Dịch tụy chứa nhiều muối bicarbonat và nhiều loại enzym giúp tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn, bao gồm : Nhóm enzym tiêu hóa protein (trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase), enzym tiêu hóa glucid (amylase), enzym tiêu hóa lipit (lipase, photpholipase A2, cholesterol esterase), enzym tiêu hóa acid nucleic (ribonuclease, desoxyribonuclease).

Chức năng nội tiết

Các tuyến nội tiết tiết ra nhiều loại hormon vào máu, trong số đó quan trọng nhất là insulin và glucagon.

  • Insulin có tác dụng giảm đường huyết (nếu thiếu hụt sẽ gây tăng đường huyết, liên quan chặt chẽ tới bệnh đái tháo đường)
  • Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết (tăng cường phân giải gycogen ở gan thành glucose ở máu.

4. Các bệnh thường gặp

  • Viêm tụy cấp
  • Ung thư tụy

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *