Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ nhằm ngăn ngừa biến cố tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ

1. Tổng quan về Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ nhằm ngăn ngừa biến cố tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ

  • Tên khoa học: Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ 
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Bít tiểu nhĩ trái bằng dụng cụ (LAA Occlusion) là một biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong buồng tim làm giảm tỷ lệ đột quỵ  ở bệnh nhân rung nhĩ. Trong rung nhĩ, 90% các trường hợp cục máu đông hình thành đầu tiên trong tiểu nhĩ trái. Trong quá trình thông tim, một dụng cụ hình dù cấu tạo bằng Nitinol được thả vào trong để bít kín tiểu nhĩ trái.

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Suy tim

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

  • Tuổi trên 60: khoảng 1% trường hợp rung nhĩ ở các bệnh nhân tuổi < 60 trong khi đó có tới 12% ở tuổi từ 75 – 84 tuổi và thậm chí lên đến hơn 1/3 số bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên có rung nhĩ.
  • Bệnh nhân không dung nạp thuốc chống đông đường uống.
  • Bệnh nhân có tiền sử chảy máu do dùng chống đông trước đây.
  • Bệnh nhân không thể tuân thủ dùng thuốc chống đông đường uống.
  • Bệnh nhân mang thai không sử dụng được thuốc chống đông đường uống.
  • Bệnh nhân có biến cố tai biến mạch não tái phát do huyết khối nhĩ trái mặc dù vẫn đang dùng thuốc chống đông đạt liều.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

  • Điều này vượt trội so với không điều trị hoặc aspirin ở những bệnh nhân với các cấu hình khác nhau cho nguy cơ đột quỵ. 
  •  giảm biến cố thuyên tắc mạch do huyết khối ở BN rung nhĩ

3. Quy trình thực hiện

Bước 1: Mở đường vào mạch máu

  • Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu
  • Mở đường vào thường là tĩnh mạch đùi phải.

Bước 2: Tiêm heparin cho bệnh nhân

  • Trước khi đưa dụng cụ can thiệp  phải cho bệnh nhân dùng heparin. 
  • Khi thủ thuật kéo dài, kiểm tra thời gian đông máu hoạt hoá (ACT). Mục tiêu là ACT từ 250-350 giây. Nếu ACT thấp phải bổ sung liều heparin. Trong thực hành, co thể cho thêm 1000 đơn vị heparin sau 1 giờ thủ thuật tiến hành.

Bước 3: Chọc vách liên nhĩ

  • Thông tim phải, chụp chọn lọc động mạch phổi để xác định vị trí và hình dạng của nhĩ trái.
  • Chọc vách liên nhĩ bằng kim chọc vách (nếu còn lỗ bầu dục có thể không cần thủ thuật chọc vách liên nhĩ).
  • Tiến hành nong vách liên nhĩ bằng que nong.

Bước 4: Bít tiểu nhĩ trái

  • Lái ống thông MP trượt trên dây dẫn terumo từ tĩnh mạch đùi lên nhĩ phải sang nhĩ trái, rút dây dẫn terumo.
  • Đưa dây dẫn superstiff vào ống thông MP vào tiểu nhĩ trái.
  • Đưa hệ thống ống thông delivery trượt trên superstiff wire đến miệng tiểu nhĩ trái, rút superstiff wire và nòng ống thông, chú ý hạ thấp đầu ống thông tránh khí lọt vào ống thông, đến khi thấy máu chảy ra.
  • Tiến hành chụp tiểu nhĩ trái xác định kích thước tiểu nhĩ trái.
  • Lựa chọn kích thước dụng cụ phù hợp với kích thước tiểu nhĩ trên phim chụp.
  • Kết nối dụng cụ với que thả, thu dụng cụ vào hệ thống que thả – van một chiều, đuổi khí bằng nước muối sinh lý có tráng heparin.
  • Đưa dụng cụ vào lòng ống thông, bơm nước trước khi kết nối để đảm bảo hệ thống kín.
  • Đẩy dụng cụ trượt trong ống thông lên tiểu nhĩ trái, thao tác được tiến hành nhẹ nhàng, trượt ống ông về phía nhĩ trái để dụng cụ nở ra lấp kín tiểu nhĩ trái.
  • Chụp kiểm tra kết hợp với siêu âm qua thực quản khẳng định vị trí của dụng cụ, không còn shunt giữa nhĩ trái – tiểu nhĩ trái.
  • Tiến hành thả dụng cụ, chụp kiểm tra một lần nữa.
  • Rút hệ thống ống thông, que thả, khâu cầm máu vết chọc mạch, băng ép.

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Huyết áp và nhịp tim ổn định
  • Không có biểu hiện của hội chứng ép tim cấp và thiếu máu cấp

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Mạch, huyết áp và các dấu hiệu của sốc giảm thể tích
  • Vùng đùi bên chọc nhằm phát hiện chảy máu hoặc sự hình thành khối máu tụ
  • Tràn máu màng tim do thủng tim
  • Tắc mạch do khí, do cục máu đông hình thành trên bề mặt dụng cụ.
  • Dị ứng thuốc cản quang, sốc phản vệ: cần phát hiện sớm để xử trí.
  • Chảy máu, máu tụ, thông động – tĩnh mạch…

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống chụp mạch can thiệp DSA Allura Xper FD 20
  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch.
  • Kiểm tra lại các tình trạng bệnh đi kèm, chức năng thận..
  • Tiền sử xuất huyết tiêu hóa, các bệnh rối loạn đông máu, dị ứng các thuốc cản quang
  • Gây mê nội khí quản, đặt đầu dò siêu âm tim qua thực quản.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *