Cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái HVAD

1. Tổng quan về Cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái HVAD

Tên khoa học: Phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất HVAD

Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất HVAD là kỹ thuật mổ tim hở, sau đó tiến hành cấy ghép một thiết bị bơm máu (còn gọi là tim cơ học) vào buồng tim trái. Thiết bị hỗ trợ tâm thất HVAD ban đầu chỉ được sử dụng như một phương pháp điều trị duy trì trong giai đoạn bắc cầu chờ phẫu thuật ghép tim. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, thiết bị HVAD đã được cải tiến ngày càng nhỏ gọn, bệnh nhân có thể thuận tiện mang theo pin của máy trong dây thắt lưng hoặc trong túi xách. Thêm vài đó, tuổi thọ của máy ngày càng được kéo dài, vì vậy kỹ thuật này đã được áp dụng như phương pháp điều trị đích. Việc cấy tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất HVAD sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân kéo dài cuộc sống và nâng cao chất lượng sống.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Việc cấy thiết bị hỗ trợ tâm thất trái chỉ có thể được chỉ định và thực hiện khi chỉ duy nhất thất trái (phần bên trái trái tim) bị suy và bệnh nhược cơ chưa tác động tới phần phải của tim. Trước khi chỉ định cấy thiết bị hỗ trợ, các bác sĩ đã tiến hành chẩn đoán rất kỹ để quyết định bệnh nhân có đủ điều kiện điều trị bằng phương pháp này không.

Chống chỉ định:

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối, trường hợp phụ nữ có thai, bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp chống chỉ định tạm thời.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD) có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân bị suy tim bằng cách phục hồi chức năng tim.
  • Trong hầu hết các trường hợp, thiết bị hỗ trợ thất trái có thể đảo ngược các triệu chứng suy tim để bệnh nhân cảm thấy đỡ khó thở, mệt mỏi quá nhiều. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân có thể cải thiện chức năng tim tốt, tới mức có thể ngừng sử dụng thiết bị này sau một thời gian sử dụng.
  • Bệnh nhân ốm yếu không đủ điều kiện cho việc cấy ghép tim có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ thất trái vĩnh viễn để cải thiện tỷ lệ sống sót của họ.
  • Thiết bị hỗ trợ thất trái cũng phù hợp để cấy ghép vào những bệnh nhân nhỏ tuổi.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao nên cần phải được thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn vững, tay nghề cao.

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất HVAD

Sau khi thực hiện các bước thăm khám cần thiết và có chỉ định phẫu thuật từ bác sĩ thì bệnh nhân sẽ được đặt máy tuần hoàn ngoài cơ thể qua một đường mổ nhỏ ở phần trên của ức nhằm hạn chế những biến chứng của hệ hô hấp bởi bệnh nhân nhược cơ có hệ hô hấp yếu. Một máy bơm siêu nhỏ (Heart Mate 3) được đặt ở đầu quả tim để hút máu và bơm vào động mạch chủ qua một ống thông. Sau khi cấy xong thiết bị hỗ trợ, đường mổ sẽ được đóng và 1 đường cáp nhỏ được dẫn ra ngoài qua 1 lỗ nhỏ ở bụng, nối với 1 thiết bị cấp điện để đảm bảo nguồn điện, đồng thời để điều chỉnh và giám sát hoạt động của máy bơm.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Không cảm thấy ngon miệng khi ăn
  • Chân sưng
  • Khó ngủ, giấc ngủ ngắn
  • Táo bón
  • Người bệnh có thể thấy khối rắn, cục nhỏ ở trên đỉnh của vết mổ, nó sẽ mất dần đi theo thời gian.
  • Thấy đau hoặc căng cơ ở vai hoặc vùng liên bả dưới hai vai, hiện tượng đó sẽ giảm và mất dần đi sau vài tuần, nếu cần bạn có thể dùng thuốc giảm đau.
  • Thấy tê phía bên phải hoặc bên trái của vết mổ, cảm giác này sẽ mất dần đi theo thời gian.
  • Có thể có cảm giác bị ngứa hoặc cảm giác bị co kéo xung quanh vết mổ đặc biệt với phụ nữ dùng áo nịt vú nên thay áo nịt lỏng, rộng và thoải mái hơn.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Phì đại cơ tim
  • Nhịp tim nhanh
  • Tăng huyết áp
  • Lượng máu di chuyển đến tay và chân ít

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân phải đeo những thiết bị bên ngoài này mọi lúc, có thể gắn trên một dây nịt bên ngoài cơ thể. Pin cần được sạc mỗi ngày.
  • Người bệnh phải tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc.
  • Do người bệnh suy tim có thể có nhưng suy giảm nhận thức nên việc người nhà ghi nhớ và cho người bệnh uống thuốc đầy đủ là điều cần thiết.
  • Hiểu được các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *