Chỉnh tạo vách ngăn

1. Tổng quan về Chỉnh tạo vách ngăn

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi
  • Tên thường gọi : Chỉnh tạo vách ngăn
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Vách ngăn mũi là vách ngăn để chia đôi hốc mũi làm 2 cánh và hố mũi hai bên. Bình thường thì vách ngăn có thể thẳng hoặc vẹo cong tùy theo sinh lý, cấu tạo của từng người. Các trường hợp vẹo vách ngăn, gai vách ngăn.

Phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi là một phẫu thuật xén sụn và xương vách ngăn dưới niêm mạc nhằm tạo lại một vách ngăn thẳng, giúp để cải thiện luồng không khí lưu thông trong mũi. Mục đích cuối cùng của hướng điều trị này là đưa vách ngăn trở về vị trí trung vị đường giữa của hai bên mũi để cho thông khí ở hai bên mũi nó đều nhau, giảm nguy cơ viêm mũi viêm xoang.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định Chỉnh tạo vách ngăn

Chỉ định:

  • Tất cả những dị hình vách ngăn gây cản trở thông khí của mũi, cản trở sự dẫn lưu của mũi xoang, vẹo gây kích thích nhức đầu, cản trở đường vào của phẫu thuật nội soi xoang.
  • Dị hình gây viêm xoang.

Chống chỉ định:

  • Viêm mũi xoang cấp.
  • Không nên phẫu thuật ở trẻ em dưới 16 tuổi (trừ trường hợp chấn thương).

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn triệu chứng khó chịu do lệch vách ngăn mũi gây nên, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
  • Phẫu thuật hoàn toàn trong lỗ mũi, ít gây sang chấn, ít chảy máu, không sưng nề, hồi phục sau 2 – 3 ngày .
  • Kỹ thuật nội soi tiên tiến giúp bác sĩ nhìn đa chiều, quan sát mọi ngóc ngách trong vi trường phẫu thuật..
  • Giảm tối đa nguy cơ biến chứng hậu phẫu, hiệu quả kinh tế, tiết kiệm thời gian

Nhược điểm:

  • Các tai biến nhẹ có thể gặp như chảy máu trong phẫu thuật hoặc hai tuần sau phẫu thuật, khoảng 20% bệnh nhân có thể cần mổ lần hai để cầm máu.

4. Quy trình thực hiện Chỉnh tạo vách ngăn

Bước 1: Vô cảm

  • Người bệnh sẽ được tiền mê và gây mê hoặc gây tê cục bộ dưới niêm mạc, tiêm 4 điểm vào mỗi bên vách ngăn, tiêm từ trong sâu ra dần phía cửa mũi. Có thể gây mê nội khí quản nếu có điều kiện.

Bước 2: Tiến hành kỹ thuật

  • Thì 1: Rạch niêm mạc: Rạch niêm mạc vách ngăn vào tới màng sụn theo một đường hơi cong từ sống mũi đến sàn mũi, cách tiền đình mũi 1 – 1,5 cm.
  • Thì 2: Bóc tách niêm mạc: Bóc tách nhỏ và tù để bóc tách niêm mạc, màng sụn ra khỏi sụn. Sau đó rạch đứt sụn và tiếp tục bóc tách niêm mạc, màng sụn vách ngăn bên đối diện.
  • Thì 3: Bộc lộ vách ngăn sụn và xương
  • Thì 4: Cắt bỏ phần sụn vách ngăn bị vẹo
  • Thì 5: Cắt bỏ phần xương vẹo hoặc gai gờ vách ngăn
  • Thì 6: Đục bỏ phần chân của vách ngăn
  • Thì 7: Đặt lại niêm mạc, khâu phục hồi

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Có thể có một ít máu trong mũi hoặc miệng. 
  • Có cảm giác mệt, đau ở họng, ngạt mũi và khát nước. 
  • Có thể có cảm giác như bị cảm cúm trong vòng một đến hai tuần đầu.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu liên tục không ngừng

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi cần theo dõi cẩn thận, giữ gìn vệ sinh vùng tai mũi họng, nghỉ ngơi điều độ, tránh khói bụi, thuốc lá, tập thể dục nhẹ để nâng cao sức đề kháng. 
  • Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm dễ ăn, dễ nuốt đặc biệt những ngày đầu sau mổ để tránh khi nhai ảnh hưởng đến vùng cấu trúc mũi gây đau.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *