Chụp số hóa nền và nút mạch điều trị u xơ tử cung

1. Tổng quan về Chụp số hóa nền và nút mạch điều trị u xơ tử cung

  • Tên khoa học: Nút mạch u xơ tử cung 
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Nút mạch động mạch tử cung là phương pháp luồn ống thông qua động mạch đùi vào động mạch chậu trong và vào động mạch tử cung để bơm chất gây tắc mạch vĩnh viễn như các hạt nhựa PVA ….

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • U xơ tử cung

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • U cơ trơn tử cung có kích thước dưới 10cm, có triệu chứng lâm sàng do khối u gây ra như: đau bụng, rong kinh.
  • Nếu u dưới thanh mạc thì không có cuống hay diện bám của khối u vào cơ tử cung lớn hơn hoặc bằng 50 % đường kính lớn nhất của khối u.
  • U dưới niêm mạc có kích thước < 5cm.
  • U cơ trơn tử cung ở những người có nhu cầu bảo tồn tử cung để sinh con hay nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Người bệnh có u cơ trơn tử cung với các xét nghiệm công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan thận và tế bào âm đạo bình thường.

Chống chỉ định:

  • U cơ trơn tử cung quá to, có đường kính trên 10cm.
  • Giống như chống chỉ định chung của chụp mạch máu: Đang có bệnh nhiễm trùng; suy gan, suy thân nặng; mắc các bệnh ưa chảy máu; đái tháo đường; có tiền sử dị ứng với các chế phẩm có iốt; có tiền sử hen phế quản …
  • Đang mang thai, viêm nhiễm phần phụ và nghi ngờ bệnh ác tính tử cung cung.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Thủ thuật tương đối an toàn, thời gian làm thủ thuật và nằm viện ngắn, không ảnh hưởng đến sức lao động sản xuất của người bệnh sau này, không để lại sẹo, cũng như các biến chứng sau mổ…
  • Đặc biệt người bệnh có thể mang thai lại

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao, kỹ thuật khó

4. Quy trình thực hiện – Nút mạch động mạch tử cung

Bước 1: Đường vào: Thường đường vào từ động mạch đùi (thường bên phải).

Bước 2: Tìm động mạch nuôi khối u từng bên

Bước 3: Chụp tưới máu nhu mô vùng chứa u

Bước 4: Chụp kiểm tra đánh giá khối u còn tình trạng tăng sinh mạch của khối, tiến hành bơm hạt đến khi tắc hoàn toàn mạch nuôi u.

Bước 5: Theo dõi bệnh nhân sau khi can thiệp.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau nhẹ vùng hạ vị

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu, máu tụ vùng chọc
  • Nhiễm trùng

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân nằm tại giường bệnh, bất động chân bên chọc mạch ít nhất 6 giờ và theo dõi chảy máu nơi chọc mạch.
  • Trước khi làm thủ thuật người bệnh cần được đặt ống thông bàng quang và đi đại tiện.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *