Chụp số hóa nền và nút thông động tĩnh mạch màng cứng

1. Tổng quan về Chụp số hóa nền và nút thông động tĩnh mạch màng cứng

  • Tên khoa học: Chụp số hóa nền và nút thông động tĩnh mạch màng cứng
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Bản chất bệnh lý là xuất hiện luồng thông trực tiếp động tĩnh mạch trên thành màng cứng hay xoang tĩnh mạch não. Chụp và nút thông động tĩnh mạch màng cứng bao gồm chụp bơm thuốc hiện hình mạch não và nút tắc luồng thông động tĩnh mạch màng cứng. Để làm tắc luồng thông có thể tiếp cận theo đường động mạch hoặc theo đường tĩnh mạch.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Thông động tĩnh mạch màng cứng có triệu chứng, biến chứng hoặc có nguy cơ cao.
  • Theo phân loại Cognard:
    • Type I: theo dõi , hoặc ép nhẹ động mạch cảnh
    • Type II: điều trị khỏi hoặc làm giảm nguy cơ.
    • Type III: mục đích điều trị khỏi hoàn toàn
  • Điều trị các thông động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang làm hết hoặc giảm triệu chứng: lồi mắt, đỏ mắt, liệt dây vận nhãn, ù tai….

Chống chỉ định: 

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối.
  • Chống chỉ định tương đối trong trường hợp có rối loạn đông máu, suy thận, có tiền sử dị ứng rõ ràng với thuốc đối quang i-ốt, phụ nữ có thai

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp các bác sĩ phát hiện sớm các tình trạng bất thường của dòng máu, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác các bệnh lý nghiêm trọng có liên quan đến sự tuần hoàn của máu trong cơ thể, lên kế hoạch giải phẫu và giúp xác định chính xác các vị trí tổn thương bên trong cơ thể.

Nhược điểm:

  • Chụp hóa số nền  dùng tia X à Có bức xạ ion hóa
  • Thời gian chụp lâu, chi phí cao và phải theo dõi sau chụp
  •  Tai biến và biến chứng nhiều hơn các phương pháp khác
  • Ít được dùng cho chẩn đoán đơn thuần mà thường dùng để điều trị can thiệp

4. Quy trình thực hiện – Chụp số hóa nền và nút thông động tĩnh mạch màng cứng

Bước 1: Chuẩn bị

  • Người bệnh được Bác sĩ hoàn thiện HSBA (thăm khám, kết quả cận lâm sàng, chỉ định can thiệp, cam kết làm can thiệp,…).
  • Nghe giải thích về các nguy cơ, lợi ích của phương pháp đồng thời cho ký cam kết thực hiện can thiệp.
  • Khám gây mê trước can thiệp (nếu cần)

Bước 2: Tiến hành can thiệp

a. Phương pháp vô cảm:

  •  Để người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, đặt đường truyền tĩnh mạch (thường dùng huyết thanh mặn đẳng trương 0,9%).
  • Thường gây tê tại chỗ, có thể tiêm thuốc tiền mê trong những trường hợp ngoại lệ như trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) chưa có ý thức cộng tác hoặc quá kích động sợ hãi cần gây mê toàn thân khi 1àm thủ thuật.

b. Chọn kỹ thuật sử dụng và đường vào của ống thông:

  • Sử dụng kỹ thuật Seldinger đường vào của ống thông có thể là: từ động mạch đùi, động mạch nách, động mạch cánh tay và động mạch quay.
  • Thông thường hầu hết là từ động mạch đùi, trừ khi đường vào này không làm được mới sử dụng các đường vào khác.
  • Một số trường hợp có thể nút tắc qua đường tĩnh mạch.

c. Chụp động mạch não chẩn đoán:

  • Sát khuẩn và gây tê tại chỗ
  • Chọc kim và đặt ống vào lòng mạch
  • Để chụp chọn lọc động mạch cảnh ngoài : Luồn ống thông động mạch tới động mạch cảnh ngoài bơm thuốc đối quang i-ốt qua máy với thể tích 8m1, tốc độ 3m1/s , áp lực 500 PSI. Ghi hình và chụp phim seri tập trung sọ não tư thế thẳng và nghiêng hoàn toàn.
  • Để chụp chọn lọc động mạch cảnh trong: Luồn ống thông động mạch qua ống đặt vào lòng mạch lên động mạch cảnh trong bơm thuốc đối quang i- ốt qua máy với thể tích 10 m1, tốc độ 4m1 /s, áp 1ực 500 PSI. Ghi hình và chụp phim seri tập trung sọ não hố sau tư thế thẳng, nghiêng hoàn toàn và tư thế chếch 45 độ.
  • Để chụp chọn 1ọc động mạch đốt sống: Luồn ống thông Vertebra 1 4- 5F, tới động mạch đốt sống (thường bên trái) bơm thuốc đối quang i-ốt, với thể tích 8m1, tốc độ 3m1/s, áp lực 500PSI.Ghi hình và chụp phim seri tập trung sọ não hố sau tư thế nghiêng hoàn toàn và tư thế thẳng với bóng chếch đầu đuôi 25 độ, và tư thế chếch 45 độ.
  • Có thể tiến hành chụp 3D tùy theo bệnh 1ý

d. Can thiệp nút tắc luồng thông động tĩnh mạch màng cứng:

  • Nút tắc luồng thông theo đường động mạch.
  • Đặt ống thông dẫn đường 6F vào động mạch mang.
  • Luồn vi ống thông tới vị trí luồng thông: tiến hành bơm keo NBCA + Lipiodol hoặc dùng
  • Onyx, hoặc vòng xoắn kim loại.
  • Nút tắc luồng thông qua đường tĩnh mạch
  • Chọc đường vào qua tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh.
  • Luồn vi ống thông tới tĩnh mạch vị trí có luồng thông rồi thả vòng xoắn kim loại hoặc bơm keo cho đến khi tắc hoàn toàn luồng thông.
  • Sau khi chụp đạt yêu cầu, rút ống thông và ống đặt lòng mạch rồi đè ép bằng tay trực tiếp lên chỗ chọc kim khoảng 15 phút để cầm máu, sau đó băng ép trong 8 giờ.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Lúc đầu bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu do sau khi tiêm thuốc. Nếu bạn quá căng thẳng, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc an thần nhưng điều này thường không cần thiết.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Ở chỗ ống thông có thể chảy máu hoặc có máu tụ.
  • Nhiễm trùng sau điều trị.
  • Trường hợp nghi tắc động mạch do máu cục hay thuyên tắc do bong các mảng xơ vữa (hiếm gặp) cần có khám xét kịp thời để xử trí của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *