Chụp và điều trị phình động mạch não bằng thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền

1. Tổng quan về Chụp và điều trị phình động mạch não bằng thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền

  • Tên khoa học: Chụp và điều trị phình động mạch não bằng thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền
  • Tên thường gọi: Chụp và điều trị phình động mạch não bằng thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Chụp và điều trị phình động mạch não bằng thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền là kỹ thuật được thực hiện bằng cách luồn các dụng cụ trong lòng mạch để bít tắc túi phình động mạch não bằng đặt stents đổi hướng dòng chảy từ đó loại trừ hoàn toàn phình động mạch não khỏi vòng tuần hoàn. 

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Phình động mạch não

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Phình động mạch não vỡ. 
  • Phình động mạch não chưa vỡ có nguy cơ cao vị trí ngã 3.

Chống chỉ định:

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối. 
  • Chống chỉ định tương đối trong trường hợp có rối loạn đông máu, suy thận, có tiền sử dị ứng rõ ràng, phụ nữ có thai. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 90%.
  • Không cần phẫu thuật.
  • Không tác dụng phụ.
  • Chi phí rẻ hơn so với các phương pháp điều trị khác.
  • Quá trình đơn giản, không gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Vinmec sở hữu hệ thống PET/CT 128 dãy hiện đại nhất Đông Nam Á, cho hình ảnh chính xác, thời gian chụp ngắn.

4. Quy trình thực hiện – điều trị phình động mạch não

Bước 1: Vô cảm

  • Để người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, đặt đường truyền tĩnh mạch.
  • Gây tê cho bệnh nhân.

Bước 2: Chọn kỹ thuật sử dụng và đường vào của ống thông

  • Sử dụng kỹ thuật Seldinger đường vào của ống thông có thể là: từ động mạch đùi, động mạch nách, động mạch cánh tay và động mạch quay.
  • Thông thường hầu hết là từ động mạch đùi trừ khi đường vào này không làm được mới sử dụng các đường vào khác.
  • Một số trường hợp có thể nút tắc qua đường tĩnh mạch.

Bước 3: Chụp động mạch não chẩn đoán

  • Sát khuẩn và gây tê tại chỗ.
  • Chọc kim và đặt ống vào lòng mạch.
  • Để chụp chọn lọc động mạch cảnh ngoài: luồn ống thông động mạch tới động mạch cảnh ngoài bơm thuốc đối quang i-ốt qua máy với thể tích 8ml, tốc độ 3ml/s , áp lực 500 PSI.Ghi hình và chụp phim seri tập trung sọ não tư thế thẳng và nghiêng hoàn toàn.
  • Để chụp chọn lọc động mạch cảnh trong: luồn ống thông động mạch qua ống đặt vào lòng mạch lên động mạch cảnh trong bơm thuốc đối quang i- ốt qua máy với thể tích 10ml, tốc độ 4ml/s , áp lực 500 PSI. Ghi hình và chụp phim seri tập trung sọ não hố sau tư thế thẳng, nghiêng hoàn toàn và tư thế chếch 45 độ.
  • Để chụp chọn lọc động mạch đốt sống: luồn ống thông Vertebra 1 4 – 5F, tới động mạch đốt sống (thường bên trái) bơm thuốc đối quang i-ốt, với thể tích 8ml, tốc độ 3ml/s, áp lực 500PSI. Ghi hình và chụp phim seri tập trung sọ não hố sau tư thế nghiêng hoàn toàn và tư thế thẳng với bóng chếch đầu đuôi 25 độ, và tư thế chếch 45 độ.
  • Có thể tiến hành chụp 3D tùy theo bệnh lý.
  • Xác định vị trí túi phình, đưa ra phương án can thiệp.

Bước 4: Nút phình động mạch não

  • Đặt ống thông dẫn đường 6-7F vào mạch mang.
  • Luồn vi ống thông 1.7-2.3 F vào vị trí túi phình dưới dây dẫn 0. 1 4”. Đo đạc và tiến hành đặt stent lòng mạch, vị trí túi phình. Chụp kiểm tra mạch máu não bằng thuốc cản quang, chụp 3D. Sau khi chụp đạt yêu cầu, rút ống thông và ống đặt lòng mạch rồi đè ép bằng tay trực tiếp lên chỗ chọc kim khoảng 15 phút để cầm máu, sau đó băng ép trong 8 giờ.

Bước 5: Kết thúc thủ thuật

  • Túi phình động mạch não bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi vòng tuần hoàn.Trên hình ảnh chụp mạch kiểm tra không còn thấy đọng thuốc đối quang trong túi phình.
  • Các động mạch mang túi phình còn lưu thông bình thường, không có tắc mạch xa.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Ở chỗ ống thông có thể chảy máu hoặc có máu tụ.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tắc động mạch do máu cục hay thuyên tắc do bong các mảng xơ vữa.
  • Phình hoặc thông động tĩnh mạch, đứt ống thông hoặc dây dẫn.
  • Nhiễm trùng sau làm thủ thuật.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống PET/CT 128 dãy hiện đại nhất Đông Nam Á

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nếu sau khi thực hiện can thiệp mà tình trạng bệnh nhân nặng, cần hỗ trợ từ khoa Cấp cứu, ICU: liên hệ với ICU chuẩn bị chỗ để chuyển người bệnh sang. Bàn giao người bệnh cho ICU
  • Nếu sau khi thực hiện can thiệp mà tình trạng người bệnh ổn định điều dưỡng phòng can thiệp liên hệ với lễ tân/điều dưỡng phòng khám/nội trú chuyển người bệnh về khu nội trú tiếp tục điều trị.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *