Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng – cùng bằng tiêm ngoài màng cứng

1. Tổng quan về Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng – cùng bằng tiêm ngoài màng cứng

  • Tên khoa học: Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng – cùng bằng tiêm ngoài màng cứng
  • Tên thường gọi: Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng – cùng bằng tiêm ngoài màng cứng
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng – cùng bằng tiêm ngoài màng cứng là đưa các thuốc đặc trị vào khoang ngoài màng cứng giúp thuốc ngấm trực tiếp vào rễ thần kinh bị chèn ép mang lại hiệu quả chống viêm, giảm đau cao nhất với liều thuốc thấp nhất.

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Viêm cột sống dính khớp

3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Các trường hợp đau rễ thần kinh vùng thắt lưng cùng.
  • Người trẻ gặp phải thường do tổn thương đĩa đệm hoặc sang chấn cơ học.
  • Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh nhân dị dạng cột sống.
  • Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. 

Chống chỉ định:

  • Viêm, loét, nhiễm khuẩn vùng tiêm.
  • Tổn thương nặng cột sống thắt lưng cùng: viêm đốt sống, ung thư đốt sống… 
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu và đang sử dụng thuốc chống đông.
  • Các chống chỉ định liên quan đến thuốc: loét dạ dày tiến triển, chảy máu đường tiêu hóa, tiểu đường khó kiểm soát.

4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Làm giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Không xâm lấn đến cơ thể bệnh nhân.
  • Giảm tỷ lệ phẫu thuật cột sống cho bệnh nhân.
  • Bảo tồn được đĩa đệm cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, có thể vận động bình thường trở lại.
  • Thời gian lưu viện ngắn.

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật này có thể có các biến chứng nặng nề đòi hỏi phải thận trọng khi chỉ định và tiến hành thủ thuật, để giảm biến chứng cần tuân thủ tuyệt đối quy tắc vô trùng.

5. Quy trình thực hiện – Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng

Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân

  • Đặt bệnh nhân tư thế nằm nghiêng ở trạng thái thư giãn, lưng quay ra ngoài sát thành giường, chân co vào ngực để làm cong giãn đoạn cột sống thắt lưng.

Bước 2: Tìm vị trí chọc kim ở khoang liên đốt L5-S1.

Bước 3: Tiến hành kỹ thuật.

  • Sát khuẩn: Bác sĩ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo găng vô trùng.  Điều dưỡng sát khuẩn vùng tiêm 2 lần bằng cồn iốt, sau đó sát khuẩn lại lần 3 bằng cồn 70.
  • Chọn vị trí chọc kim: Bác sĩ dùng ngón cái bàn tay trái ấn dọc theo các mỏm gai vùng thắt lưng, xác định khoảng liên đốt L5- S1 (tương đương đường liên mào chậu).
  • Chọc kim vào khoang ngoài màng cứng: Bác sĩ dùng tay phải cầm kim chọc dò, đưa nhanh kim qua da ở khoang liên đốt L5- S1. Sau đó nhẹ nhàng đưa dần vào, sau khi qua dây chằng vàng sẽ có cảm giác kim bị hẫng, dừng lại, rút nòng kim nếu không có dịch chảy ra thì kiểm tra xem kim đã vào đúng vị trí ngoài màng cứng chưa.
  • Kiểm tra kim đã đúng vị trí ngoài màng cứng.
  • Bơm thuốc vào khoang ngoài màng cứng: Khi đã đảm bảo chắc chắn kim vào khoang ngoài màng cứng, bơm từ từ khoảng 3ml Hydrocortison acetate hoặc 40mg Depo Medrol.  

Bước 4: Kết thúc thủ thuật

  • Rút kim, ép cầm máu tại chỗ, sát khuẩn lại, dùng gạc vô khuẩn băng vết chọc.

6. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau tại chỗ 1-2 ngày.
  • Tê bì vùng thắt lưng hai chân 1-2 ngày.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu tại chỗ tiêm.
  • Mạch nhanh.
  • Huyết áp tụt.
  • Chân tay lạnh.
  • Sốt.
  • Giảm vận động hai chân.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Sau khi kết thúc thủ thuật để bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 10 – 15 phút trên giường.
  • Không rửa nước vào vùng tiêm trong vòng 24 giờ.
  • Bóc băng gạc sau 24 giờ.
  • Tránh các động tác quá mạnh trong những ngày đầu sau điều trị. 

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *