Điều trị một số bệnh võng mạc bằng laser

1. Tổng quan về Điều trị một số bệnh võng mạc bằng laser

  • Tên khoa học: Điều trị một số bệnh võng mạc bằng laser
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser là chiếu chùm tia sáng có bước sóng nhất định hội tụ trên võng mạc. Mục đích là tăng kết dính tại võng mạc hoặc phá hủy vùng võng mạc thiếu máu bằng tác động nhiệt. Từ đó, laser có tác dụng duy trì thị lực hiện tại của bệnh nhân.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Rách (bong) võng mạc

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Thoái hóa dậu.
  • Bệnh lý võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh hoặc tăng sinh.
  • Bệnh lý tắc mạch võng mạc.
  • Điều trị dự phòng bong võng mạc: Vết rách võng mạc hoặc lỗ võng mạc; thoái hoá võng mạc; Mắt thứ hai của những người cận thị nặng có nhiều thoái hoá hỗn hợp mà mắt kia đã bị bong võng mạc; Dây chằng trong dịch kính gây co kéo võng mạc…

Chống chỉ định:

  • Các bệnh toàn thân và tại mắt không cho phép phẫu thuật

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Nâng cao chức năng thị giác cho bệnh nhân
  • Có tác dụng phá huỷ các tổ chức tân mạch võng mạc, ngăn chặn xuất huyết dịch kính võng mạc và phù hoàng điểm, từ đó, có tác dụng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo tồn thị lực cho bệnh nhân.

Nhược điểm:

  • Bệnh có thể bị tái phát sau khi làm Laser, do vậy cần phải có khám định kỳ và theo dõi lâu dài sau khi làm Laser võng mạc.
  • Khó kiểm soát được năng lượng laser dẫn đến tổn thương những vùng võng mạc không cần điều trị, gây sẹo hóa rộng, làm giảm thị lực chu biên, giảm cảm nhận màu sắc và thị lực ban đêm.
  • Ngoài ra, laser từng nốt đơn lẻ làm thời gian điều trị kéo dài, gây đau nhiều cho bệnh nhân bệnh võng mạc.

4. Quy trình thực hiện – Điều trị một số bệnh võng mạc bằng laser

Bước 1: Để laser võng mạc, bệnh nhân được nhỏ giãn đồng tử 30 phút trước thực hiện và thực hiện các bước như sau:

Bước 2: Nhỏ tê trước laser.

Bước 3: Tiến hành laser

  • Bệnh nhân được hướng dẫn ngồi vào máy laser với tư thế thoải mái.
  • 1 kính tiếp xúc chuyên biệt đặt vào mắt bệnh nhân.
  • Quá trình chiếu tia laser kéo dài từ 5-10 phút.
  • Sau khoảng 4 tiếng, thuốc nhỏ giãn sẽ hết tác dụng.
  • Bệnh nhân dùng thuốc sau điều trị và tái khám theo lịch hẹn.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu tại vết laser
  • Giảm thị lực
  • Đau nhức mắt
  • Chảy nước mắt không ngừng

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thông thường, để điều trị laser toàn bộ võng mạc, cần phải thực hiện 4-5 lần.
  • Để tránh tái phát và bệnh nặng lên, bệnh nhân cần có chế độ kiểm tra mắt thường xuyên, tối đa 3 tháng một lần, để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời.
  • Laser  võng mạc có thể phải thực hiện nhiều lần nhằm ngăn chặn diễn biến nặng lên của bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể bị tái phát sau khi làm Laser, do vậy cần phải có khám định kỳ và theo dõi lâu dài sau khi làm Laser võng mạc.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *