Điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

1. Tổng quan về Điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

  • Tên khoa học: Điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
  • Tên thường gọi: Điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Điều trị tiêu sợi huyết cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp là kỹ thuật điều trị nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp tiêu sợi huyết. Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng thuốc khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng trong 12 giờ đầu và không thể vận chuyển đến trung tâm PCI trong 120 phút. Phải dùng thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc y tế. Thuốc tiêu sợi huyết sẽ không cải thiện tiên lượng ở những bệnh nhân khởi phát triệu chứng trên 12 giờ. Nhưng nếu bệnh nhân còn triệu chứng đau ngực thì có thể dùng trong 24 giờ đầu.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có chỉ định.

Chống chỉ định tuyệt đối :

  • Đang có bệnh hoặc thủ thuật gây chảy máu nặng.
  • Thiếu hụt các yếu tố đông máu (rối loạn).
  • Mới phẫu thuật dưới 10 ngày.
  • Các thủ thuật xâm lấn dưới 10 ngày.
  • Phẫu thuật thần kinh trong vòng 2 tháng.
  • Chảy máu đường tiêu hóa trong 10 ngày.
  • Bất kì xuất huyết nội sọ nào trước đó.
  • Tổn thương cấu trúc não đã biết.
  • U não ác tính đã biết (nguyên phát, di căn).
  • Nghi ngờ bóc tách động mạch chủ.
  • Đang bị chảy máu hoặc có đe dọa dễ chảy máu.
  • Viêm màng ngoài tim cấp.
  • Loét đường tiêu hóa đang tiến triển.
  • Bệnh phổi cấp tính.

Chống chỉ định tương đối :

  • Tăng huyết áp lâu năm, khó kiểm soát.
  • Tiền sử tai biến mạch máu não trên 3 tháng.
  • Hồi sức tim > 10 phút (chấn thương).
  • Phẫu thuật lớn dưới 3 tuần.
  • Chọc dò mạch máu không đè ép được.
  • Thai kỳ.
  • Loét dạ dày đang hoạt động.
  • Đang sử dụng thuốc kháng đông.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 95%.
  • Kỹ thuật nằm trong danh mục được Bảo hiểm Y tế hỗ trợ.
  • Giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, giảm thời gian lưu viên.\
  • Không xâm lấn đến cơ thể bệnh nhân.
  • Chi phí thấp hơn so với các phương pháp điều trị khác.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có thể bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh nhân có thể bị dị ứng thuốc hoặc sốc phản vệ.
  • Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim.

4. Quy trình thực hiện – Điều trị tiêu sợi huyết

  • Bước 1: Thăm khám và xác định bệnh lý cho bệnh nhân nhanh chóng trong vòng 10 phút.
  • Bước 2: Sau khi xác định bệnh thì cho bệnh nhân dùng thuốc tiêu sợi huyết.
  • Bước 3: Kiểm tra bệnh nhân liên tục để có các biện pháp điều trị cho đến khi bệnh nhân phục hồi.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Ngực bệnh nhân vẫn còn cơn đau râm ran, nhưng giảm dần vào những ngày sau đó.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân đái ra máu.
  • Bệnh nhân bị chảy máu chân răng.
  • Bệnh nhân bị chảy máu vị trí tiêm thuốc.
  • Huyết áp bệnh nhân giảm.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nên chỉ định cho bệnh nhân dùng sớm trong vòng 3- 6 giờ đầu kể từ khi đau ngực.
  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần được nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường; thở oxy, dùng thuốc giảm đau, dùng thuốc giãn động mạch vành
  • Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân: bỏ thuốc lá, ăn ít cholesterol, hạn chế mỡ, muối, ăn nhẹ, tránh táo bón, chế độ ăn đủ năng lượng.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *