Điều trị tiêu sợi huyết trong hội chứng mạch vành cấp

1. Tổng quan về Điều trị tiêu sợi huyết trong hội chứng mạch vành cấp

  • Tên khoa học: Điều trị tiêu sợi huyết trong hội chứng mạch vành cấp
  • Tên thường gọi: Điều trị tiêu sợi huyết trong hội chứng mạch vành cấp
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Bệnh hội chứng vành cấp, hay còn gọi là hội chứng động mạch vành cấp, là hiện tượng lưu lượng máu chảy về tim bị giảm đột ngột. Nhồi máu cơ tim và triệu chứng đau thắt ngực không ổn định là những biểu hiện lâm sàng thường thấy trong hội chứng vành cấp. Ở chứng nhồi máu cơ tim, một số cơ của tim bị mất khả năng hoạt động vì không nhận đủ máu. Còn trong đau thắt ngực không ổn định, cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột khi bạn đang thư giãn hoặc nghỉ ngơi.

Điều trị tiêu sợi huyết trong hội chứng mạch vành cấp là phương pháp điều trị hội chứng mạch vành cấp bằng cách tiêm thuốc tiêu sợi huyết. 

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Áp dụng cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần điều trị tích cực trong những giờ đầu.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân đang có bệnh hoặc thủ thuật gây chảy máu nặng.
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân mới phẫu thuật < 10 ngày.
  • Bệnh nhân mới thực hiện các thủ thuật xâm lấn < 10 ngày.
  • Bệnh nhân mới phẫu thuật trong vòng 2 tháng.
  • Bệnh nhân bị chảy máu đường trường hợp trong 10 ngày.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ trước đó.
  • Bệnh nhân mắc các tổn thương cấu trúc não.
  • Bệnh nhân mắc u não ác tính.
  • Nghi ngờ bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ.
  • Bệnh nhân đang bị chảy máu hoặc có đe dọa dễ chảy máu.
  • Bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim cấp.
  • Bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa đang tiến triển.
  • Bệnh nhân bị phổi cấp tính.
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp lâu năm, khó kiểm soát.
  • Bệnh nhân mới phẫu thuật lớn dưới 3 tuần.
  • Chọc dò mạch máu không đè ép được.
  • Bệnh nhân đang trong thai kỳ.
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 95%.
  • Trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng.
  • Có bác sĩ chuyên khoa sâu trong lĩnh vực này.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có khả năng bị dị ứng hoặc sốc thuốc.
  • Bệnh nhân có nguy cơ bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim.

4. Quy trình thực hiện – Điều trị tiêu sợi huyết trong hội chứng mạch vành cấp

  • Bước 1: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, trị số oxy bão hòa.
  • Bước 2: Lập đường truyền tĩnh mạch.
  • Bước 3: Lập hồ sơ bệnh án, tiền sử, khám lâm sàng.
  • Bước 4: Xem lại  checklist thuốc tiêu sợi huyết , kiểm tra chống chỉ định .
  • Bước 5: Kiểm tra chất đánh dấu tế bào cơ tim, ECG, đông cầm máu.
  • Bước 6: Chụp X-quang ngực tại giường
  • Bước 7: Tiến hành tiêm thuốc cho bệnh nhân.
  • Bước 8: Theo dõi các chỉ số của bệnh nhân sau khi tiêm thuốc.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Các chỉ số của bệnh nhân bình thường.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu chân răng.
  • Chảy máu chỗ tiêm thuốc.
  • Bệnh nhân đi tiểu ra máu.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thăm khám, kiểm tra tất cả các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân kỹ lưỡng.
  • Xem xét kỹ các chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết.
  • Sau khi tiêm thuốc xong nên nhắc bệnh nhân có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không sử dụng các chất kích thích.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *