Điều trị trẻ đẻ non

1. Tổng quan về Điều trị trẻ đẻ non

  • Tên khoa học: Điều trị trẻ đẻ non
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Trẻ sinh non dưới 32 tuần phải thở bằng máy do chức năng phổi chưa hoàn thiện có thể mắc loạn sản phế quản phổi. Loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao do tăng áp lực động mạch phổi dẫn đến xơ phổi, xẹp phổi, gây nhiễm trùng nặng.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sinh non

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Trẻ sinh cực non từ 24 tuần – <27 tuần
  • Trẻ sinh non 27 tuần – <32 tuần
  • Trẻ sinh non 32-<36 tuần
  • trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp mãn tính, nguy cơ tử vong cao.

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

  • Kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ
  • Duy trì tuần hoàn, giữ thân nhiệt, tránh bội nhiễm và tránh các biến chứng do quá trình hỗ trợ hô hấp và đặc biệt là cung cấp đủ năng lượng để các bé phát triển dần bình thường.

3. Quy trình thực hiện – Điều trị trẻ đẻ non

  • Giai đoạn đầu, ngoài thường xuyên xét nghiệm CRP và điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, bé hoàn toàn được nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển.
  • Sau 1 – 2 tuần, khi toàn trạng bé đã ổn định, hoàn toàn tự thở được nên bé bắt đầu được cho ăn sữa thăm dò với số lượng ít, mỗi bữa 2ml. Vài ngày sau, số lần cho bé ăn tăng dần, lên 8 lần/ngày để đảm bảo calo.
  • Bắt đầu tập cho ăn bằng đường miệng và cuối cùng là tập bú bằng bình

4. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Cân nặng tăng đều
  • Có thể tự bú
  • Không còn biểu hiện mơ màng, thở yếu
  • Hệ miễn dịch tốt

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Suy hô hấp nặng
  • Chảy máu phổi,
  • Suy tuần hoàn,
  • Tăng áp động mạch phổi

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Cách ly trẻ khỏi những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.
  • Rửa tay bằng nước rửa chuyên dụng trước khi tiếp xúc với trẻ để ngăn ngừa lây truyền bệnh. Hạn chế người lạ chạm vào trẻ.
  • Cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sau khi xuất viện, nếu mẹ thiếu sữa, có thể sử dụng sữa non
  • Xuất viện khi các cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện, sức khỏe tốt, bé nặng từ 2kg trở lên

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *