Ghép Tế bào gốc điều trị loạn sản phế quản phổi

1. Tổng quan về Ghép Tế bào gốc điều trị loạn sản phế quản phổi

  • Tên khoa học: Ghép Tế bào gốc điều trị loạn sản phế quản phổi
  • Tên thường gọi: Ghép Tế bào gốc điều trị loạn sản phế quản phổi
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Ghép Tế bào gốc điều trị loạn sản phế quản phổi Là phương pháp sử dụng tế bào gốc (tự thân) đưa vào cơ thể người bệnh nhằm sửa chữa, thay thế các tổn  thương ở phổi của người bệnh loạn sản phế quản phổi (BPD). Có thể đề phòng (10-14 ngày sau sinh) và điều trị sửa chữa xơ phổi (sau 28 ngày) nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào phương tiện hỗ trợ hô hấp, oxy và thuốc. 

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Viêm phế quản
  • Sinh non

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân đẻ non bị loạn sản phát triển phổi.
  • Trẻ sinh non có nguy cơ cao đối với phát triển BPD với tuổi thai <32 tuần cân nặng 500- 1500gr, khó cai máy (sau sinh đến 14 ngày vẫn cần hỗ trợ liên tục bằng máy thở hoặc CPAP (tần số máy thở ≥ 12, FiO2 ≥ 25%)

Chống chỉ định:

  • Dị tật bẩm sinh. 
  • Thiểu sản phổi (do thoát vị hoành…) 
  • Cân nặng < 3kg. 
  • Sốc nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (do viêm phổi CMV, viêm phổi bệnh viện…) 
  • BPD nặng: thở máy, CPAP liên tục (đặc biệt FiO2 ≥ 60%) 
  • Tổn thương não cũ do: Xuất huyết não màng não cũ … 
  • Xuất huyết phổi chưa ổn định .
  • Tràn khí màng phổi nặng .
  • Sau các phẫu thuật trong vòng 72h.
  • Trẻ đang có tình trạng nhiễm khuẩn, virus ở các cơ quan khác .
  • Suy giảm miễn dịch (bạch cầu hạt < 1G/l).
  • Gia đình từ chối điều trị.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 80%.
  • Máy móc thiết bị hiện đại.
  • Bệnh nhân phục hồi sức khỏe và hô hấp như trẻ bình thường.
  • Ngăn chặn và làm giảm tiến trình xơ hóa phổi.
  • Cải thiện cấu trúc và chức năng phổi.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có thể bị suy giảm miễn dịch vì xét nghiệm công thức máu sau lấy 4-6 giờ.

4. Quy trình thực hiện – Ghép Tế bào gốc điều trị loạn sản

Bước 1: Lấy tế bào gốc (Cho ghép tự thân)

  • Tế bào gốc đơn nhân lấy từ tủy xương xương chậu tại phòng mổ có gây mê, với lượng 8ml/kg, được thu thập và xử lý, truyền trong ngày. Tối thiểu thu được 2,5-3.106 tế bào/kg. 
  • Theo dõi tác dụng phụ sau lấy tế bào gốc: suy giảm miễn dịch dựa vào xét nghiệm công thức máu sau lấy 4-6 giờ; sau 12-24h , bạch cầu hạt < 1G/l; WBC < 5G/l. Nếu có cần hội chẩn chuyên gia huyết học hoặc ung bướu. 

Bước 2: Tiến hành ghép

  • Số lượng tế bào gốc thu được chia làm 2 lần ghép, cách nhau 1.5-3 ngày. 
  • Lần sau chỉ ghép khi tình trạng người bệnh ổn định 
  • Không tăng áp động mạch phổi nặng: Siêu âm tim áp lực động mạch phổi trung bình <50 mmHg 
  • Thuốc vận mạch duy trì liều thấp : Ilomedin liều < 3ng/kg/phút, Milrinone liều < 0.75 μg/kg/phút; Noradrenalin liều < 0.2μg/kg/phút;
  • Thông số máy thở hỗ trợ với PIP < 30; FiO2 < 65%. 
  • Người bệnh được an thần, giãn cơ (An thần: Fentanyl, Midazolam); Giãn cơ: Esmeron liều: 5-10 μg/kg/phút), nuôi tĩnh mạch . 
  • Tế bào gốc chưa ghép được lưu trữ tại trung tâm tế bào gốc. 
  • Đường ghép và liều: 
  • Bơm NKQ: 
  • Lấy số lượng TBG (tính trước) vào syringe (10-20cc), pha loãng gấp đôi với nước muối sinh lý (ml, tỉ lệ 1:1), rồi nối với sonde 5 được dẫn qua chạc bơm nước muối của sonde hút kín và bơm bằng bơm tiêm điện trong 1-2 giờ qua NKQ 
  • Liều qua nội khí quản = 1/4 -1/3 tổng lượng tế bào gốc thu được. 
  • Truyền tĩnh mạch trung tâm: liều = 2/3-3/4 tổng lượng tế bào gốc. Pha loãng gấp đôi với nước muối sinh lý, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. 

Bước 3: Kết thúc quá trình ghép tế bào

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Cân nặng của bệnh nhân phát triển bình thường.
  • Tinh thần của bệnh nhân tốt.
  • Bệnh nhân hô hấp bình thường.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân tắc đường thở, biểu hiện: chậm nhịp tim, tụt huyết áp, giảm SpO2.
  • Bệnh nhân bị tăng áp động mạch phổi, biểu hiện: tăng PaCO2, giảm PaO2 (trong khí máu), tăng nhu cầu O2.
  • Phản ứng viêm: trẻ sốt, bạch cầu tăng, CRP tăng, nhưng Procalcitonin không tăng. 
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng.

6. Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy thở cao cấp Carescape R860
  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân cần được khám lâm sàng, điều trị ổn định bệnh kèm theo trước ghép, thực hiện đầy đủ các XN phục vụ ghép. 
  • Hồi sức: NB hỗ trợ hô hấp: duy trì SpO2: >92%; PaCO2< 60mmHg; PaO2>60mmHg 
  • Tránh kích thích, pH duy trì 7.35-7.45; huyết động duy trì trong giới hạn tuổi. 
  • Chăm sóc người bệnh tăng áp động mạch phổi nặng. 
  • Chăm sóc cách ly khi suy giảm miễn dịch, khi ghép. 
  • Chăm sóc loạn sản phế quản phổi: kiểm soát dịch, nuôi dưỡng năng lượng cao, bổ sung vitamin A,D,E, kém, sắt, lợi tiểu khi cần. 
  • Các điều trị hỗ trợ khác: nâng huyết động bằng các Inotrope, suy tim, chống nhiễm khuẩn … 

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *