Hút dịch khớp gối

1. Tổng quan về Hút dịch khớp gối

  • Tên khoa học: Hút dịch khớp gối 
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt lượng dịch khớp dư thừa trong khớp gối bằng kim nhỏ, giúp chẩn đoán các bệnh lý ở khớp gối.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Viêm khớp

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  •  Viêm màng hoạt dịch khớp gối chưa rõ nguyên nhân.
  • Viêm màng hoạt dịch khớp gối có nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, lao.
  • Thoái hóa khớp gối
  •  Viêm khớp dạng thấp
  •  Viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm khớp vẩy nến
  • Tràn dịch khớp gối sau chấn thương.
  • Tràn dịch khớp gối chu kỳ

Chống chỉ định:

  • Người mắc bệnh ưa chảy máu
  • Người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
  • Người bị tổn thương vùng da ở khớp gối, ngay tại vị trí cần chọc hút dịch khớp gối.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Khá an toàn, rất ít trường hợp gây phản ứng viêm tại chỗ. Những phản ứng này sẽ biến mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày 
  • Có tác dụng giảm đau khá tốt.

Nhược điểm:

  • Không phải trường hợp nào cũng đáp ứng tốt với việc điều trị bằng phương pháp này.
  • Chỉ áp dụng khi bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn trung bình đến nặng vừa. Trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị trước đó như sử dụng thuốc. Hoặc chưa thể tiến hành phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối…

4. Quy trình thực hiện – Hút dịch khớp gối

  • Bước 1: Bác sĩ sử dụng một cây bút để đánh dấu vị trí cần đưa kim vào chọc hút ở khớp gối.
  • Bước 2: Sát trùng khớp gối cần chọc hút 3 lần bằng bông cồn iod 1% thật kỹ.
  • Bước 3: Tiêm thuốc gây mê hoặc xịt thuốc tê lên vùng da ở khớp gối cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Tiến hành chọc và hút dịch khớp bằng bơm tiêm nhựa vô trùng và kim vô khuẩn.
  • Bước 5: Dán băng vô trùng lên vị trí khớp gối vừa được chọc kim sau khi chọc hút dịch khớp gối.
  • Bước 6: Băng khớp gối để cố định tạm thời.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau khớp gối trong 1- 2 ngày sau khi thực hiện chọc dịch khớp gối

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Nhiễm trùng khớp gối.
  • Chọc trúng mạch máu, dây thần kinh, gân của khớp gối.
  • Bệnh nhân có thể có phản ứng dị ứng với thuốc gây mê như vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp…
  • Đau nhẹ đến nặng ngay cả khi đã sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Sưng vùng khớp gối sau chọc hút dịch.
  • Triệu chứng sốt.
  • Chảy máu hoặc chảy mủ ở chỗ vết chọc dịch.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro dãy hiện đại nhất Đông Nam Á

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Dịch khớp phải được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng ở nhiệt độ phòng và trong 24 giờ nếu được bảo quản dịch ở nhiệt độ từ 4-8°C.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *