Kỹ thuật gây tê khoang cùng

1. Tổng quan về Kỹ thuật gây tê khoang cùng

  • Tên khoa học: Kỹ thuật gây tê khoang cùng
  • Tên thường gọi : Gây tê ngoài màng cứng qua khe xương cùng
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Kỹ thuật gây tê khoang cùng là một kỹ thuật gây tê vùng được tiến hành bằng cách đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng qua khe cùng và ống cùng. Thuốc tê sẽ làm phong bế những rễ thần kinh tủy sống nằm trong khoang cùng này và làm tê những vùng mà nó chi phối. Giúp giảm đau trong và sau mổ cho hầu hết tất cả các phẫu thuật can thiệp trên phần bụng dưới và chi dưới như: Phẫu thuật tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn trẻ em. Vì thế, gây tê khoang cùng hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng qua khe xương cùng. 

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Thoát vị bẹn trẻ em

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  •  Mổ vùng đáy chậu, hậu môn, phần dưới trực tràng
  • Mổ bộ phận sinh dục
  • Mổ hoặc soi bàng quang
  • Mổ tiền liệt tuyến hoặc cắm kim Radium để điều trị ung thư tiền liệt tuyến
  • Giảm đau sau phẫu thuật
  •  Phối hợp với gây mê để giảm đau trong và sau mổ trẻ em
  •  Giảm đau trong đẻ

Chống chỉ định:

Chống chỉ định chung

  • Bệnh nhân từ chối
  • Dị ứng thuốc tê
  • Nhiễm khuẩn vùng cùng cụt
  • Sốc, thiếu khối lượng tuần hoàn chưa điều trị
  • Tổn thương thần kinh
  • Rối loạn đông máu
  • Hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá khít
  • Suy tim nặng mất bù
  • Bất thường giải phẫu cột sống

Chống chỉ định trong sản khoa

  • Rau tiền đạo
  • Không tương xứng giữa khung chậu và thai nhi
  • Khung chậu méo

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Gây tê khoang xương cùng là phương pháp gây tê vùng khá an toàn, đơn giản và dễ thực hiện.
  • Ở trẻ em, gây tê khoang xương cùng được thực hiện cho trẻ từ 20kg trở xuống và thường được phối hợp với gây mê toàn thân (mê mask hoặc mê nội khí quản).
  • Giúp giảm đau trong mổ hiệu quả, giảm bớt đau đớn cho người bệnh trong quá trình tiến hành phẫu thuật.

Nhược điểm:

  • Có thể khiến bệnh nhân bị co giật nếu tiêm nhầm thuốc tê vào mạch máu

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế nằm nghiêng cong lưng tôm, chân gấp, hạn chế nguy cơ tụt huyết áp do phản xạ phế vị.
  • Bước 2: Xác định khe cùng: Dùng đầu ngón tay trái già sát dọc đường giữa xương cùng từ trên xuống tới đốt cùng 4 (L4), dưới ngón tay sẽ rơi vào một chỗ lõm, chỗ này tương ứng với đỉnh trên của tam giác xương cùng và từ đó có thể lần thấy 2 góc dưới.
  • Bước 3: Gây tê: Vị trí chọc kim gây tê thường ở 1/3 dưới của khe cùng, nếu gây tê một liều thì tiêm thuốc tê rồi rút kim ra. Để giảm đau sau phẫu thuật, có thể luồn polyten. Sau khi bơm thuốc tê 15 phút, có thể tiến hành phẫu thuật

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Thông th­ường do tụt huyết áp hoặc do thay đổi áp lực nội sọ hoặc tác dụng phụ của thuốc họ morphin.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Do chọc kim quá sâu, đầu kim gây tê nằm trong túi cùng màng cứng, đưa toàn bộ lượng thuốc tê vào tủy sống. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, tê lên cao, suy hô hấp, ngáp, vã mồ hôi, buồn nôn, có thể liệt tạm thời tứ chi nếu dùng thể tích thuốc tê lớn. 

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Bệnh nhân chú ý vệ sinh vùng cùng cụt. Nếu không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện kỹ thuật có thể dẫn đến nhiễm khuẩn; có thể nhiễm khuẩn da vùng cùng cụt, áp xe khoang ngoài màng cứng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *