Kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP

1. Tổng quan về Kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP

  • Tên khoa học: Kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

ESP là kỹ thuật gây tê đặt catheter vào dưới cơ dựng sống bên cạnh cột sống từ sau lưng để ngăn chặn tín hiệu đau trước khi được truyền tới cột sống. Kỹ thuật giảm đau vùng mới này tuyệt đối an toàn, có thể thay thế hoàn toàn morphin giảm đau trong phẫu thuật tim hở và phẫu thuật lồng ngực ở cả người lớn và trẻ em.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  •  Mổ tim hở người lớn (hơn 150 ca)
  • Mổ tim hở trẻ sơ sinh (gần 40 ca)
  • Phẫu thuật vú
  • Phẫu thuật ngực
  • Cắt gan hiến tặng cho ghép gan

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân từ chối
  • Dị ứng thuốc tê
  • Tổn thương thần kinh
  • Rối loạn đông máu
  • Hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá khít
  • Suy tim nặng mất bù
  • Bất thường giải phẫu cột sống

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giúp giảm đau toàn diện, không biến chứng, rút ngắn thời gian hồi sức tích cực, loại trừ nguy cơ đau sau mổ và đau mãn tính trên 96% bệnh nhân mổ tim.
  • Không ảnh hưởng trực tiếp đến tủy sống và những cấu trúc giải phẫu của thần kinh
  • An toàn hơn do thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm
  •  Không có trường hợp phải thêm liều giảm đau morphin khi rạch da, cưa xương ức.
  • Giảm đáng kể liều thuốc giảm đau Sufentanil trong mổ.
  • Mức độ đau sau rút ống nội khí quản, khi vận động và khi rút ống dẫn lưu (VAS <3).
  • Không có biến chứng tụ máu, tụt huyết áp hay tê quá mức, ức chế hô hấp, ngộ độc thuốc tê.

Nhược điểm:

Đây là kỹ thuật giảm đau tiên tiến nhất thế giới, mới chỉ được áp dụng khoảng 2 năm gần đây.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế nằm nghiêng cong lưng tôm, chân gấp, hạn chế nguy cơ tụt huyết áp do phản xạ phế vị.

Bước 2: Dưới sự hỗ trợ siêu âm, bác sĩ gây mê hồi sức có thể nhìn rõ cơ dựng sống và khoang cạnh sống, nhờ vậy mà đưa kim và luồn catheter vào một cách chính xác, tính toán được liều lượng gây tê vừa đủ với phạm vi một ca mổ, tránh tác động lên tất cả các cơ quan khác.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Có 100% bệnh nhân sau 1 tháng xuất viện không có cảm giác đau, không có bất kỳ cảm giác tăng cơn đau hay dị cảm – tác dụng phụ khi sử dụng morphin trong phẫu thuật, không có nguy cơ bị đau mãn tính sau phẫu thuật.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Nếu bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện kỹ thuật có thể dẫn đến nhiễm khuẩn; có thể nhiễm khuẩn da vùng cùng cụt, áp xe khoang ngoài màng cứng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *