Kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng

1. Tổng quan về Kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng

  • Tên khoa học: Kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng
  • Tên thường gọi: Kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật gây tê được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng của sản phụ. Ống thông này sau đó sẽ được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ đinh:

  • Tất cả các sản phụ sinh thường 

Chống chỉ định:

  • Sản phụ mắc chứng rối loạn đông máu.
  • Sản phụ đã từng phẫu thuật cột sống hoặc đang có tổn thương nghiêm trọng ở vùng cột sống.
  • Sản phụ mắc bệnh lý về hệ thống thần kinh trung ương.
  • Sản phụ bị nhiễm trùng vùng lưng, thắt lưng.
  • Sản phụ có tiền sử dị ứng thuốc tê.
  • Sản phụ có sẵn các bệnh tim mạch, suy thận, suy gan.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Là phương pháp giảm đau trong khi sinh an toàn, không ảnh hưởng chức năng sống của mẹ và thai nhi.
  • Sản phụ không mất sức, tạo cảm giác thoải mái cho sản phụ, do đó tăng sức rặn tại giai đoạn 3 của quá trình đẻ thường.
  • Giảm lo lắng, những thay đổi về toàn thân do đau trong khi chuyển dạ.
  • Giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị.

Nhược điểm:

  • Có thể khiến sản phụ bị giảm huyết áp.
  • Sản phụ sẽ gặp một số tác dụng phụ như: đau lưng, tê chân, ngứa chân, chân không có sức, tiểu khó,… Tuy nhiên những biến chứng này sẽ giảm dần và hết sau từ 1 – 3 ngày.

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Sau khi được bác sĩ gây mê thăm khám chỉ định phương pháp giảm đau ngoài màng cứng cho sản phụ, giải thích lợi ích và các tác dụng không mong muốn của phương pháp giảm đau ngoài màng cứng trong khi sinh.
  • Bước 2: Sản phụ được hướng dẫn ngồi hoặc nằm nghiêng một bên và giữ nguyên tư thế, bác sĩ sẽ thực hiện sẽ tiến hành tìm khoang ngoài màng cứng (giữa 2 đốt sống).
  • Bước 3: Tiến hành gây mê.
    • Bác sĩ gây mê xác định vị trí đặt catheter ngoài màng cứng dưới siêu âm.
    • Bác sĩ gây mê thực hiện kỹ thuật giảm đau trong sinh bằng catheter ngoài màng cứng.
    • Truyền liên tục dung dịch thuốc tê qua catheter ngoài màng cứng.
  • Bước 4: Sau khi sinh em bé, catheter được rút ra và kết thúc quá trình gây tê ngoài màng cứng.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau lưng.
  • Giảm huyết áp.
  • Lạnh run, ngứa và tê chân.
  • Hai chân không có sức, khó khăn để di chuyển.
  • Đi tiểu khó.
  • Sản phụ bị choáng váng.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Sản phụ đau lưng dữ dội.
  • Huyết áp giảm quá mức.
  • Sản phụ bị đau đầu, khó thở.

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ sẽ dựa vào tư thế của bé trong bụng mẹ, kích thước của bé, cường độ cũng như tần số cơn co tử cung và đặc biệt là phụ thuộc vào sự nhạy cảm, tình trạng tâm lý của từng mẹ và những trải nghiệm của mẹ trong lần sinh trước (nếu có),… để tiến hành gây tê.
  • Theo dõi chức năng sống: M, HA, SpO2, nhịp tim tai.
  • Theo dõi thang điểm VAS.
  • Theo dõi các tác dụng không mong muốn (ức chế vận động, dị cảm chi).
  • Chăm sóc và theo dõi Catheter thân thần kinh và ghi chép phiếu theo dõi.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *