Kỹ thuật phong bế thần kinh điều trị zona

1. Tổng quan về Kỹ thuật phong bế thần kinh điều trị zona

  • Tên khoa học: Kỹ thuật phong bế thần kinh điều trị zona
  • Tên thường gọi: Kỹ thuật phong bế thần kinh điều trị zona
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Kỹ thuật phong bế thần kinh điều trị zona là thủ thuật nhằm ngăn chặn cảm giác đau dẫn truyền từ ngoại vi qua tủy sống và lên não bằng việc ức chế chọn lọc phần thần kinh cảm giác chi phối vùng đau.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân bị đau dây thần kinh sau zona.
  • Vô cảm phẫu thuật
  • Phối hợp với gây mê toàn thân.
  • Giảm đau trong và sau mổ.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân từ chối.
  • Nhiễm trùng vị trí gây tê.
  • Hạ huyết áp nặng.
  • Tăng áp lực nội sọ.
  • Hẹp van 2 lá, van động mạch chủ nặng.
  • Bệnh lý chảy máu.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Bệnh nhân không hợp tác (có thể phối hợp với gây mê).
  • Dị dạng cột sống.
  • Đã được mổ ở vùng gây tê.
  • Phẫu thuật kéo dài.
  • Mất máu lớn.
  • Những can thiệp ảnh hưởng đến hô hấp.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Bệnh nhân có thể về ngay trong ngày.
  • Chi phí điều trị thấp.
  • Bệnh nhân hết đau ngay sau khi điều trị.
  • Thủ thuật có tác dụng lâu dài, phòng ngừa cơn đau dai dẳng, đau mãn tính có thể xảy ra ngay cả khi tổn thương da đã liền sẹo.

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Dựa trên tổn thương, triệu chứng lâm sàng và mức độ trầm trọng của đau, cũng như những ảnh hưởng của đau đến nhịp sống hàng ngày của người bệnh. Bác chuyên khoa điều trị đau sẽ khám xét và đánh giá để có quyết định lựa chọn
  • Bước 2: Đặt bệnh nhân lên giường bệnh nằm đúng tư thế.
  • Bước 3: Tiến hành tiêm thuốc phong bế dây thần kinh

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Cơn đau của bệnh nhân thuyên giảm và hết hẳn sau khi tiêm.
  • Tất cả các biểu hiện khác đều bình thường.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân vẫn cảm thấy ngứa và tê.
  • bệnh nhân còn có cảm giác đau nóng rát, giần giật, đau nhói. 
  • Bệnh nhân bị đau hoặc khó chịu khi tiếp xúc nhẹ, kể cả tiếp xúc với quần áo, hơi nóng hoặc hơi lạnh. 

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Trong quá trình điều trị người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi bằng chất liệu cotton để làm giảm sự ma sát hay kích ứng trên da.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *