Lấy huyết khối động mạch não

1. Tổng quan về Lấy huyết khối động mạch não

  • Tên khoa học: Lấy huyết khối động mạch não
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Đột quỵ thiếu máu hay nhồi máu não (NMN) não chiếm tỷ lệ chủ yếu khoảng 80 – 85% các bệnh nhân đột quỵ não. Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn đến nhồi máu não thực sự nếu không được tái thông kịp thời và sẽ để lại các di chứng nặng nề. Lấy huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học có thể tái thông được các mạch máu lớn, cửa sổ điều trị lên 8 giờ đối với tuần hoàn bên và có thể tới 12 giờ đối với hệ tuần hoàn sau. Vì vậy, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học là một phương pháp bổ sung rất tốt cho những hạn chế của tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Đột quỵ não

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch não
  • Nhồi máu não do tắc động mạch não lớn
  • Xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch não
  • Tắc mạch não cấp đến sớm trước 6 tiếng với tắc hệ cảnh trong và 8 tiếng với tắc hệ đốt sống thân nền tính từ khi có triệu chứng, thậm chí 12 tiếng với hệ thân nền tùy theo mức độ tổn thương lâm sàng và hình ảnh.
  • Dấu hiệu thần kinh khu trú mức độ nặng (NIHSS ≥8) hoặc vùng thiếu máu rộng có nguy cơ cao.
  • Trên chụp mạch có tắc mạch lớn.
  • Tắc mạch não cấp đến sớm trước 3 tiếng, nhưng có chống chỉ định dùng tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
  • Các chống chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch khi người bệnh đến sớm trước 3 tiếng gồm:
  • Có biểu hiện co giật từ đầu
  • Chỉ số INR >1.7
  • Điều trị Heparin với APTT >40 giây; hoặc đã dùng trong vòng 48 giờ
  • Tiểu cầu <100.000 /mm3
  • Glucose >400mg/dl or <50ml/dl
  • Nhồi máu cơ tim, chấn thương trong 3 tháng nay
  • Chảy máu tiêu hóa hoặc sinh dục trong 3 tuần nay
  • Phẫu thuật lớn trong 2 tuần nay
  • Chọc hoặc băng ép ĐM đùi trong vòng 7 ngày
  • Đã có chảy máu nội sọ hoặc tắc đm não giữa trên 1/3 vùng cấp máu

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân đến muộn quá 8 giờ(trừ tắc nhóm tuần hoàn sau).
  • Có bằng chứng chảy máu trên hình ảnh CLVT và/hoặc CHT sọ não.
  • Chụp CLVT mạch máu (CT Angiography) hoặc CHT mạch máu (TOF 3D) hoặc chụp mạch DSA không thấy hình ảnh tắc động mạch lớn (cảnh trong, não giữa, đốt sống-thân nền).
  • Hình ảnh chụp CLVT và/ hoặc CHT sọ não có nhồi máu não diện rộng (trên 1/3 diện chi phối của động mạch não giữa).
  • Động mạch uốn khúc không tiếp cận được vị trí bị tắc.
  • Điểm NIHSS ≥ 30.
  • Tiền sử chấn thương đầu mức độ nặng, nhồi máu cơ tim hoặc phẫu thuật sọ não trong 3 tháng gần đây.
  • Dị ứng với thuốc cản quang, suy thận nặng.
  • Nguy cơ chảy máu cao:
  • Số lượng tiểu cầu < 100.000/ mm3
  • Huyết áp không kiểm soát được (HATT trên 185 mmHg hoặc HATTr trên 110mmHg).
  • Điều trị thuốc chống đông gần đây với tỷ lệ INR ≥ 3,0.
  •  Sử dụng heparin trong vòng 48 giờ và thời gian thromboplastin từng phần (PTT) >2 lần bình thường.

Chống chỉ định tương đối: 

Bệnh nhân dị ứng với thuốc đối quang, suy thận và phụ nữ có thai

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ tái thông mạch máu não cao, đặc biệt đối với trường hợp tắc mạch máu lớn và thường bị tái tắc mạch máu sau điều trị.
  • Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học có thể tái thông được các mạch máu lớn

Nhược điểm:

Việc xác định thời gian bệnh nhân bắt đầu bị đột quỵ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quyết định xử lý của bác sĩ. Bệnh nhân đột quỵ do tắc động mạch mà đưa vào bệnh viện muộn, sau 6 giờ kể từ thời điểm khởi phát, não coi như đã chết vì máu không lưu thông nên xử lý can thiệp cũng không còn tác dụng.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc. Người bệnh nằm ngửa, được lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ

Bước 2: Phương pháp vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. 

Bước 3: Chọn kỹ thuật sử dụng và đường vào của ống thông: Sử dụng kỹ thuật Seldinger đường vào của ống thông có thể là: Từ động mạch đùi  – Thông thường hầu hết là từ động mạch đùi, trừ khi đường vào này không làm được mới sử dụng các đường vào khác.

Bước 4: Chụp mạch và can thiệp mạch

  • Sát khuẩn và gây tê chỗ chọc
  • Chọc kim và đặt ống vào lòng mạch
  • Đặt ống thông dẫn đường 6F vào động mạch mang túi phình (cảnh trong hoặc đốt sống).
  • Kỹ thuật lấy huyết khối 

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Cơ quan bị liệt gần hồi phục gần hoàn toàn, có thể cử động đưa lên đưa xuống… Sau một ngày, bệnh nhân có thể ăn được bằng đường miệng, ngồi cử động hai tay, nhưng nói chuyện còn khó khăn, không rõ lời.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân cần nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *