Lọc huyết tương (Plasmapheresis)

1. Tổng quan về Lọc huyết tương (Plasmapheresis)

  • Tên khoa học: Lọc huyết tương
  • Tên thường gọi: Thay huyết tương
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Thông qua việc tách và loại bỏ một phần huyết tương ra khỏi cơ thể, tách huyết tương giúp loại bỏ nhiều thành phần bệnh lý trong máu như các tự kháng thể, các phức hợp miễn dịch, các thành phần mỡ máu, các độc chất gắn với các thành phần của huyết tương… Tách huyết tương được chỉ định chủ yếu trong các bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch, các bệnh tăng cholesterol gia đình, các bệnh lý ngộ độc, nhiễm độc.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Viêm cầu thận

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh chuyển hóa và bệnh thận
  • Bệnh lý huyết học 
  • Bệnh lý thần kinh
  • Hội chứng tan huyết ure máu cao 
  • Tăng cholesterol gia đình
  • Lupus ban đỏ hệ thống 
  • Ngộ độc, quá liều thuốc, rắn độc cắn
  • Xơ cột bên teo cơ 
  • Suy gan cấp tính
  • Cơn cường giáp 

Chống chỉ định:

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

Thận trọng các trường hợp bệnh lý nặng như suy hô hấp, suy tuần hoàn và nhiễm trùng và rối loạn đông máu nặng.

Ưu điểm:

  • Chính sự kết hợp giữa kháng nguyên – tự kháng thể trong huyết tương đã tạo nên các phức hợp miễn dịch và chính những  phức hợp miễn dịch này lắng đọng ở thận và cuối cùng gây nên các tổn thương ở thận mà chủ yếu là gây nên các bệnh lý cầu thận.
  • Lọc huyết tương có giúp loại bỏ các tự kháng thể chống màng đáy mao quản cầu thận và do đó làm giảm nồng độ creatinin trong huyết tương một cách nhanh chóng do đó góp phần làm tỷ lệ bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối.
  • Lọc huyết tương giúp làm giảm  biến chứng sảy thai hoặc nguy cơ phải bỏ thai.
  • Lọc huyết tương đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát những bệnh lý nêu trên ở thận ghép.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Bật nguồn điện, chọn phương thức điều tộ “Plasma Exchange”, sau đó lắp màng tách huyết tương và dây dẫn máu vào máy theo chỉ dẫn.

Bước 2: Đuổi khí tương tự như phương pháp thẩm tách máu (thận nhân tạo), thường dùng NaCl 0,9% 1000 ml + 2000 UI heparin.

Bước 3: Kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn của vòng tuần hoàn ngoài cơ thể (các khoá, đầu tiếp nối của máy…).

Bước 4: Nối đường máu ra (nòng ống thông màu đỏ) với tuần hoàn ngoài cơ thể, mở bơm máu (tốc độ khoảng 60 – 70ml/phút), bơm liều đầu của thuốc chống đông, khi máu đến 1/3 màng lọc thì ngừng bơm máu và nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể với đường tĩnh mạch (nòng ống thông màu xanh) và tăng dần lưu lượng bơm máu tới 200ml/phút.

Bước 5: Đặt các thông số cho máu hoạt động.

  • Lưu lượng máu: 150 – 200ml/phút.
  • Liều bơm heparin: liều đầu 2000 UI, liều duy trì 500 – 1000 Ul/giờ.
  • Lưu lượng huyết tương được tách bỏ: 500ml-1000 ml/giờ.
  • Lưu lượng huyết tương hoặc dịch thay thế được bù vào: 500 – 1000 ml/giờ.
  • Có thể cài đặt bilan thể dịch vào ra theo ý muốn và máy sẽ thực hiện một cách tự động.
  • Nhiệt độ huyết tương hoặc dịch thay thế bù vào cài đặt ở 37°c.
  • Thời gian lọc huyết tương: thông thường trong 2 – 3 giờ.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân phải được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
  • Theo dõi các thông số của máy: áp lực vào ra của máy, áp lực trong màng và áp lực xuyên màng.
  • Theo dõi các xét nghiệm thường quy và đặc hiệu để đánh giá kết quả điều trị.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tụt huyết áp: có thể xảy ra nhưng ít, xử trí có thể truyền NaCl 0,9% hoặc dịch cao phân tử.
  • Chảy máu: thường do quá liều heparin hoặc ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu, thông thường xử trí giảm liều chống đông, nếu nặng thì truyền bù máu.
  • Nhiễm trùng có thể gặp, để dự phòng phải thực hiện kỹ thuật trong điều kiện vô trùng tốt và nếu cần dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống lọc máu – thận nhân tạo HDF online FRESENIUS 5008
  • Hệ thống lọc máu – thận nhân tạo Dialog +

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Làm các xét nghiệm máu thường quy, các xét nghiệm về viêm gan do virus và HIV và các xét nghiệm đặc hiệu để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *