Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc trong Lupus

1. Tổng quan về Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc trong Lupus

  • Tên khoa học: Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc trong Lupus
  • Tên thường gọi: Tách huyết tương 2 quả lọc

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Lupus ban đỏ hệ thống ( SLE) là một bệnh lý tự miễn với các kháng thể (KT) như KT kháng DNA, SSA. Lọc huyết tương là một phương pháp mà trong đó người ta dùng một loại phương tiện có khả năng lọc huyết tương để làm giảm hoặc loại bỏ một số thành phần trong huyết tương như các tự kháng thể, các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu vv…hay nói một cách khác là dùng máy lọc để làm giảm hoặc loại bỏ khỏi huyết tương những thành phần dư thừa, cũng như các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Lupus ban đỏ

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh chuyển hóa và bệnh thận: Bệnh kháng màng đáy tiểu cầu thận, xơ hóa tiểu cầu thận ổ đoạn, viêm cầu thận tiến triển nhanh.
  • Bệnh lý huyết học: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP: thrombotic thrombocytopenia purpura); ban xuất huyết sau truyền máu (post-transfusion purpura). 
  • Bệnh lý thần kinh: Nhược cơ, hội chứng Guillain-Barré, bệnh viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP).
  • Hội chứng tan huyết ure máu cao 
  • Tăng cholesterol gia đình
  • Huyết khối vi mạch do dùng thuốc (ticlopidine/clopidogrel)
  • Lupus ban đỏ hệ thống 
  • Đa u tủy có tăng độ nhớt máu hoặc có suy thận cấp…
  • Ngoài ra có thể cân nhắc chỉ định thay/tách huyết tương cho các bệnh lý dưới đây khi các biện pháp điều trị thường quy không có hiệu quả: 
  • Ngộ độc, quá liều thuốc, rắn độc cắn
  • Xơ cột bên teo cơ 
  • Suy gan cấp tính
  • Viêm tụy do tăng triglycerid máu
  • Nhiễm khuẩn nặng có suy đa tạng 
  • Cơn cường giáp… 

Chống chỉ định:

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối.
  • Thận trọng trong các trường hợp bệnh lý nặng như suy hô hấp, suy tuần hoàn và nhiễm trùng và rối loạn đông máu nặng.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giúp loại bỏ các tự kháng thể chống màng đáy mao quản cầu thận và do đó làm giảm nồng độ creatinin trong huyết tương một cách nhanh chóng do đó góp phần làm tỷ lệ bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối.
  • Làm giảm  biến chứng sảy thai hoặc nguy cơ phải bỏ thai.
  • Làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát những bệnh lý nêu trên ở thận ghép.

Nhược điểm:

Chi phí cao

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Đặt ống thông tĩnh mạch.

Bước 2: Thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể

Bước 3: Kết nối tuần hoàn ngoài cơ thể với người bệnh

Bước 4: Cài đặt các thông số cho máy hoạt động

Bước 5: Kết thúc quy trình lọc huyết tương

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Dị ứng (mẩn ngứa, nổi mề đay…) là nguy cơ thường gặp, đặc biệt đối với trường hợp thay huyết tương toàn phần do phải đưa một lượng lớn huyết tương người cho vào cơ thể (khoảng 2000ml đối với người nặng 50kg). 

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Khó thở, sốc phản vệ, hạ canxi máu, chảy máu và nhiễm khuẩn chỗ đặt catheter để lấy máu ra cũng như đưa máu trở lại cơ thể; tụt huyết áp, dị ứng với bộ quả lọc của máy, huyết khối trong bộ quả lọc.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống lọc máu – thận nhân tạo Dialog +

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Trước khi thực hiện lọc huyết tương thì người bệnh cần phải được thực hiện các xét nghiệm thường quy để đánh giá sức khỏe có đáp ứng hay không.

Nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *