Nội soi cắt polyp ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng)

1. Tổng quan về Nội soi cắt polyp ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng)

  • Tên khoa học: Nội soi cắt polyp ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Nội soi cắt polyp ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng) là phương pháp rất phổ biến và được chỉ định rộng rãi. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa bằng cách đưa một ống soi mềm qua đường miệng và đi qua các cơ quan này. Ống nội soi tiêu hóa có đường kính nhỏ, vừa gắn nguồn chiếu sáng, camera thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình, vừa gắn các dụng cụ can thiệp khi cần. Ngoài ra, ống nội soi có thể điều khiển được hướng đi, góc quan sát nhằm phát hiện những tổn thương nhỏ chỉ vài milimet trên niêm mạc hệ tiêu hóa. Nội soi cắt polyp ống tiêu hóa là kỹ thuật cắt rời polyp ra khỏi niêm mạc ống tiêu hóa đồng thời lấy ra ngoài làm xét nghiệm tế bào học.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Polyp ống tiêu hóa

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh Polyp tiêu hóa trên và dưới
  • Chỉ định nội soi tiêu hóa phát hiện tổn thương polyp lớn hơn 2cm hoặc nhiều polyp

Chống chỉ định:

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Nghi thủng ruột, viêm phúc mạc
  • Viêm đại tràng cấp tính
  • Trụy tim mạch, hô hấp không ổn định
  • Chấn thương đốt sống cổ

Chống chỉ định tương đối

  • Giảm tiểu cầu nặng hoặc các bệnh lý khác gây chảy máu
  •  Nhiễm trùng máu
  •  Tiền sử mới phẫu thuật ống tiêu hóa
  • Giãn ruột do ngộ độc, tắc ruột
  • Phình động mạch chủ bụng

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Nội soi dưới gây mê sẽ giúp người bệnh giảm đi phần nào cảm giác khó chịu, sợ hãi khi thực hiện nội soi. Từ đó, bác sĩ sẽ có điều kiện quan sát các tổn thương tốt hơn, thực hiện can thiệp đạt hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
  • Giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, không để lại sẹo xấu trên thành bụng. 
  • Giúp bệnh nhân ít bị mất máu trong quá trình mổ, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn.
  • Máy móc theo dõi hiện đại (máy đo nhịp tim, huyết áp, đo mạch) trong 24/24.

Nhược điểm:

Là kỹ thuật khó nên chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến tai biến cho người bệnh. Để tiến hành một ca cắt polyp đòi hỏi có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận của phòng nội soi, trình độ tay nghề của kíp soi và sự phối hợp của người bệnh.

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Bệnh nhân được khám lâm sàng, khai thác tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ,  bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn uống, làm sạch đại tràng. 
  • Bước 2: Tiến hành gây mê nội khí quản (tránh hội chứng hít khi lấy polyp ra ngoài từ ống tiêu hóa trên).
  • Bước 3: Nội soi dạ dày và đại tràng xác định số lượng, vị trí và hình thái polyp. Đánh giá khả năng can thiệp đối với các polyp.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Sau khi kết thúc xong nội soi cắt polyp ống tiêu hóa, bệnh nhân hoàn toàn có thể trở về sinh hoạt như bình thường, kể cả việc đi lại và ăn uống. Tuy nhiên, một số ít người có thể than phiền về triệu chứng tức, đầy chướng bụng mơ hồ. Nếu nội soi có gây mê, người bệnh sẽ còn cảm giác thấy buồn ngủ, lừ đừ, mệt mỏi nhẹ. Hầu hết các vấn đề này là lành tính, sẽ tự thuyên giảm và khỏi hẳn ngay trong ngày hôm sau.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Trái lại, nếu bệnh nhân bị trào ngược dịch dạ dày liên tục, nôn ói, hít sặc thức ăn vào đường thở, đau bụng nhiều và liên tục, đi ngoài phân đen hoặc phân sậm màu, sốt… là các dấu hiệu bất thường và cần tái khám ngay.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nếu polyp ở thực quản, dạ dày tá tràng thì bệnh nhân nhịn ăn trước khi thực hiện thủ thuật ít nhất 6 giờ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *