Nội soi đặt bộ Stent thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng

1. Tổng quan về Nội soi đặt bộ Stent thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng

  • Tên khoa học: Nội soi đặt bộ Stent thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Nội soi đặt bộ Stent thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng là tiến hành đưa stent kim loại vào vị trí hẹp của thực quản qua đường nội soi với mục đích tái lập lại lưu thông của thực quản. Trước đây, để cải thiện dinh dưỡng cho những bệnh nhân này, người bệnh sẽ được mở nội khí quản, đưa ống xông từ cổ họng vào dạ dày để đưa thức ăn thẳng vào. Việc này gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân và có nhiều biến chứng khó lường, đáng lo ngại nhất là tổn hại lớn đến tinh thần của bệnh nhân. Do đó, đặt stent  thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng, trực tràng là phương pháp điều trị ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng…  giai đoạn cuối giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, ăn uống được qua đường miệng, nâng cao chất lượng cuộc sống cuối đời.

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư thực quản
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư dạ dày

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Ung thư thực quản gây hẹp mà không còn chỉ định phẫu thuật.
  • U ác tính gây hẹp thực quản
  • U tại thực quản
  • U ngoài đè vào: U phổi, u trung thất
  •  Hẹp thực quản lành tính (không đáp ứng với nong thực quản)
  • Dò thực quản-khí quản
  • U ác tính dạ dày tá tràng
  • U ác tính gan, đường mật, tụy chèn ép hoặc xâm lấn vào tá tràng
  • Hẹp lành tính do loét: Hẹp môn vị, hẹp tá tràng mà không chịu được cuộc mổ triệt để

Chống chỉ định:

  • Người bệnh mới bị nhồi máu cơ tim
  •  Bệnh lý tim phổi nặng
  • Rối loạn đông máu nặng
  • Giảm tiểu cầu nặng
  • Đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, ăn uống được qua đường miệng, nâng cao chất lượng cuộc sống cuối đời
  • Kỹ thuật thực hiện trong thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ được gây mê nên sẽ không có cảm giác sợ hãi, đau họng, ho, buồn nôn, nôn, nghẹn thở, chướng bụng, đau tức bụng vùng quanh rốn…
  • Thời gian bán thải thuốc gây mê ngắn, người bệnh hồi tỉnh nhanh chóng, không mệt mỏi. 

Nhược điểm:

  • Nguy cơ có thể gặp trên người bệnh có bệnh lý tim mạch và hô hấp phối hợp.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong kiểm soát đường thở. 

4. Quy trình thực hiện Nội soi đặt bộ Stent

  • Bước 1: Để thực hiện, bệnh nhân được nội soi đánh giá mức độ hẹp, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực nhằm đánh giá vị trí hình dạng, chiều dài và mức độ xâm lấn khối u ra xung quanh, chụp tim phổi để đánh giá tổn thương di căn. Xác định tình trạng sức khỏe có đủ đáp ứng cuộc nội soi.
  • Bước 2: Luồn guidewire vào catheter qua đoạn hẹp.
  • Bước 3: Bơm thuốc cản quang qua catheter để xác định đầu trên của tổn thương và chiều dài tổn thương.
  • Bước 4: Chọn loại Stent phù hợp tổn thương + đưa bộ Stent qua kênh thủ thuật máy soi vào tổn thương, xác định Stent đúng vị trí cần đặt.
  • Bước 5: Bung Stent và kiểm ừa vị trí Stent.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Sặc thức ăn
  • Đau ngực
  • Nôn mửa

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu
  • GERD
  • Viêm phổi hít
  • Khó nuốt trở lại
  • Dò thực-khí quản
  • Chảy máu

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thời gian thực hiện khoảng 30 phút, sau 24 giờ bệnh nhân có thể ăn – uống theo đường tự nhiên bình thường và xuất viện về nhà. 
  • Sau đặt stent, bệnh nhân vẫn có thể truyền hóa chất hoặc tia xạ như bình thường. Kết quả thực hiện 100% đặt thành công. Sau 1 tháng, 100% số bệnh nhân có stent thực quản vẫn ăn uống tốt, không phát hiện biến chứng do suy dinh dưỡng. Phương pháp này không ứng dụng với bệnh nhân bị suy hô hấp, tuần hoàn.
  • Người bệnh cần nhịn ăn: Với thức ăn trước 8 giờ, sữa mẹ trước 4 giờ và trước 2 giờ đối với nước lọc. Việc nhịn ăn được thực hiện để làm rỗng dạ dày, tránh nguy cơ nôn, trào ngược khi gây mê,làm tắc nghẽn đường thở, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *