Nội soi mật tuỵ ngược dòng để đặt Stent đường mật tuỵ

1. Tổng quan về Nội soi mật tuỵ ngược dòng để đặt Stent đường mật tuỵ

  • Tên khoa học: Nội soi mật tuỵ ngược dòng để đặt Stent đường mật tuỵ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp – đặt stent đường mật – tụy là kỹ thuật đưa stent bằng kim loại hoặc bằng nhựa qua nội soi mật tụy ngược dòng vào đường mật hoặc vào đường tụy chính qua máy nội soi tá tràng với mục đích dẫn lưu mật xuống tá tràng hoặc dẫn lưu dịch tụy xuống tá  tràng qua. Lấy sỏi mật qua nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn, hiệu quả điều trị an toàn. Phương pháp này mở ra một bước ngoặt trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường mật, tụy.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sỏi mật

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  •  Chỉ định đặt stent đường mật
    • Ung  thư đường mật vùng rốn gan
    • Ung thư đường mật vùng ngoài rốn gan khi không còn còn khả năng phẫu thuật
    • Hẹp đường mật lành tính
    • Rò mật ruột
    • Sỏi lớn ống mật chủ chưa thể lấy ngay được
    • Sỏi ống mật chủ nhưng người bệnh trong tình trạng nặng không cho phép lấy sỏi
    • Nhiễm trùng đường mật cần dẫn lưu
  • Chỉ định đặt stent đường tụy
    • Dẫn lưu dịch tụy dự phòng viêm tụy cấp sau chụp mật tụy ngược dòng, sau cắt u bóng Vater qua nội soi tá tràng
    • Viêm tụy mạn có tắc nghẽn cần dẫn lưu ống tụy

Chống chỉ định:

  • Người bệnh mới bị nhồi máu cơ tim
  • Bệnh lý tim phổi nặng
  • Dị ứng với thuốc cản quang
  • Rối loạn đông máu nặng
  • Giảm tiểu cầu
  • Đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phương pháp xâm lấn tối thiểu, điều trị hiệu quả và an toàn.
  • Kết quả chụp đường mật cho thấy thành công đến 94%.
  • Xác định chính xác vị trí sỏi và lấy sỏi thành công.
  • Thời gian hậu phẫu ngắn và bệnh nhân có thể ăn và đi lại được ngay sau đó.

Nhược điểm:

Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề chuyên sâu của kỹ thuật viên trong từng thao tác và theo cấu trúc giải phẫu của mỗi bệnh nhân.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

Bệnh nhân cần được kiểm tra, đánh giá chức năng sống để đảm bảo an toàn trước khi làm thủ thuật, đã tuân thủ nhịn ăn trước đó, đảm bảo có thể tiến hành tiền mê hoặc gây mê, đảm bảo có thể tiến hành thủ thuật gây chảy máu.

Bước 2: Tiến hành

  •  Đưa máy xuống tá tràng
  •   Tìm Papilla
  •  Luồn Catheter vào papilla để bơm thuốc cản quang
  •  Bơm thuốc chụp đường mật hoặc chụp đường tụy
  • Đặt stent đường mật trong trường hợp hẹp tại rốn gan
  •  Đặt stent đường mật trong trường hợp hẹp tại ống mật chủ
  •   Đặt stent đường mật trong trường hợp sỏi lớn ống mật chủ
  •  Đặt stent đường tụy

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Người bệnh có thể gây khó chịu nhẹ bao gồm buồn nôn, trướng bụng, tác dụng tê tại tại chỗ vùng cổ họng khoảng 1 giờ dẫn đến khó khăn trong việc nuốt.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Người bệnh cần phải nhập viện hoặc báo ngay cho bác sĩ biết khi thấy có những triệu chứng sau xuất hiện: Đau bụng dữ dội, đầy trướng, ói mửa, sốt hoặc ớn lạnh, khó khăn trong việc nuốt hoặc đau họng nghiêm trọng…

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Ruột của bệnh nhân cần phải sạch để bác sĩ có thể quan sát được rõ ràng vì vậy người bệnh phải nhịn ăn uống ít nhất 8h trước khi nội soi. 
  • Nếu người bệnh bị tiểu đường: Không uống thuốc buổi sáng cho đến sau khi làm ERCP.
  • Liên hệ với bác sĩ ít nhất 10 ngày trước khi làm thủ thuật nếu người bệnh bị tiểu đường hoặc đang uống chống đông như: Aspirin, Warfarin…
  • Mang theo danh sách của các loại thuốc và liều dùng thuốc khi gặp bác sĩ để tiến hành thủ thuật. 

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *