Nội soi Robot cắt trực tràng – đại tràng Sigma

1. Tổng quan về Nội soi Robot cắt trực tràng – đại tràng Sigma

Tên khoa học: Nội soi Robot cắt trực tràng – đại tràng Sigma

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Nội soi Robot cắt trực tràng – đại tràng Sigma là một trong những phương pháp khá phức tạp, nhằm làm hạn chế sự lây lan của các tổn thương không thể khắc phục trong phần đại tràng sigma. Kỹ thuật phẫu thuật robot xâm lấn tối thiểu giúp cắt bỏ một phần trực tràng – đại tràng Sigma, cho phép thực hiện thủ thuật chính xác trong khoang bụng và vùng chậu của bệnh nhân một cách dễ dàng. Khi mổ cắt đại – trực tràng, phẫu thuật viên sẽ sử dụng các dụng cụ qua cánh tay robot đưa vào ổ bụng qua các lỗ chọc ở thành bụng để cắt bỏ một đoạn trực tràng – đại tràng Sigma cùng mạc treo tương ứng. Lập lại lưu thông đường tiêu hóa bằng nối đại tràng trái (đại tràng xuống hoặc đại tràng xích ma) với trực tràng còn lại bằng máy nối cơ học..

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Các trường hợp u trực tràng đoạn 1/3 trên và 1/3 giữa.
  • U đại tràng xích ma.
  • Một số trường hợp khác: đại tràng dài, xoắn đại tràng, lồng ruột hoại tử, khối u mạc treo đại tràng.

Chống chỉ định:

  • Khối u quá lớn, ung thư đã di căn xa, vào các tạng lân cận, đặc biệt là phúc mạc không có khả năng cắt bỏ.
  • Người bệnh già yếu hoặc có các bệnh nặng phối hợp không thể thực hiện được phương pháp mổ nội soi (ví dụ như suy tim, suy chức năng hô hấp,…)

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Ít gây đau, phục hồi chức năng của ruột tốt, khả năng trở lại làm việc nhanh hơn và tính thẩm mỹ cao hơn nhiều vì những vết sẹo sẽ nhỏ hơn đáng kể. 
  • Cho phép thực hiện những thủ thuật chính xác trong khoang bụng và vùng chậu của bệnh nhân một cách dễ dàng. 

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện phẫu thuật lớn.
  • Quá trình thực hiện phẫu thuật khá phức tạp nên đòi hỏi phẫu thuật viên phải là người có tay nghề vững, độ chính xác khi thực hiện phẫu thuật cao.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh nằm tư thế sản khoa, đặt sonde bàng quang.
  • Vô cảm bằng cách gây mê nội khí quản.

Bước 2: Tiến hành phẫu thuật

  • Đặt trocar:
  • Thăm dò: Đánh giá thương tổn và các tạng trong ổ bụng. Đưa người bệnh về tư thế đầu thấp tối đa, nghiêng sang phải. Gạt ruột non lên cao, sang phải để bộc lộ rõ vùng tiểu khung và nửa bụng trái.
  • Giải phóng đại – trực tràng và cắt trực tràng – đại tràng Sigma. 
  • Mở bụng cắt đoạn đại trực tràng.
  •  Lập lại lưu thông đường tiêu hóa.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Cảm thấy tê ở vết rạch do dây thần kinh bị cắt.
  • Lạnh do ảnh hưởng của thuốc gây mê.
  • Buồn nôn.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Nếu người bệnh cảm thấy bị lạnh, khó chịu, hay co giật, chảy máu, nhiễm trùng, xì miệng nối thì nên ngay lập tức thông báo với y tá bác sĩ.

  • Robot Da Vinci thế hệ nhất do Hoa Kỳ sản xuất

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân cần khám tiền mê vài ngày trước mổ. Trong lần khám này, bệnh nhân được làm một số xét nghiệm máu và khám sức khỏe tổng quát tùy theo tuổi và tình trạng bệnh kèm theo để đảm bảo bệnh nhân đủ sức khỏe để chịu đựng cuộc mổ.
  • 2 hoặc 3 ngày trước mổ, bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm, gần như thức ăn lỏng có thể tiêu hóa nhanh và dễ dàng. Đôi khi bệnh nhân chỉ được uống nước (như nước trái cây, nước luộc thịt). Tất cả bệnh nhân đều chỉ được uống nước trong 24 giờ trước mổ và nhịn ăn hoàn toàn từ nửa đêm trước ngày mổ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *