Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch trung tâm

1. Tổng quan về Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch trung tâm

  • Tên khoa học: Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch trung tâm
  • Tên thường gọi: Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch trung tâm
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch trung tâm là đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để nuôi sống cơ thể.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sinh non

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Khi không thể nuôi dưỡng qua đường miệng hoặc đường ruột.
  • Khi nuôi dưỡng qua các đường khác nhưng không thể cung cấp đủ nhu cầu.
  • Bệnh nhân cần nuôi dưỡng tĩnh mạch dài ngày.
  • Bệnh nhân đẻ non.
  • Viêm ruột.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Sau hậu phẫu đường tiêu hóa.

Chống chỉ định:

  • Rối loạn đông máu nặng chưa được điều chỉnh, vị trí dự định đặt catheter bị nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm trùng đường trung tâm.
  • Các trường hợp dị ứng với các thành phần nuôi dưỡng.
  • Khi bệnh nhân còn tình trạng nặng như sốc, rối loạn nội môi nặng cần điều trị ổn định trước.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giúp nuôi dưỡng những trẻ không thể ăn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn bằng đường miệng, giúp kiểm soát dịch vào ra chính xác.
  • Có thể nuôi dưỡng dài ngày.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Nhược điểm:

  • Suy giảm chức năng đường tiêu hóa.
  • Nếu áp dụng trong thời gian dài dễ nhiễm trùng

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Sát khuẩn vị trí đặt catheter, chuẩn bị dụng cụ.
  • Bước 2: Đặt Catheter tĩnh mạch rốn hoặc tĩnh mạch dưới đòn.
  • Bước 3: Cố định Catheter, kết nối với hệ thống máy truyền dịch, bơm tiêm điện.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Catheter lưu thông tốt.
  • Không chảy máu.

4. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu vùng đặt catheter.
  • Tắc catheter.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Lồng ấp vận chuyển kèm máy thở vận chuyển sơ sinh Airborne Aviator
  • Lồng ấp trẻ sơ sinh cao cấp có chức năng servo oxygen Giraffe incubator
  • Máy thở cao cấp Carescape R860
  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể cùng lúc, chậm, đều đặn 24/24h, lipid được truyền riêng từ 12-18 giờ, hoặc cùng dịch khác qua chạc ba.
  • Dung dịch đạm, đường, điện giải có thể pha chung.
  • Phải đảm bảo tốc độ truyền các chất đạm, đường, béo.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *