Nút AVM động mạch não

1. Tổng quan về Nút AVM động mạch não

  • Tên khoa học: Nút AVM động mạch não
  • Tên thường gọi : Can thiệp nút mạch điều trị dị dạng động tĩnh mạch não
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là có sự nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, thường do bẩm sinh. Bệnh hay gặp ở hệ thống thần kinh trung ương nhưng cũng có thể gặp ở mọi vị trí trong cơ thể. AVM không mang đặc tính di truyền. Bệnh thường phát hiện được ở nhóm người trẻ tuổi, trung niên (20-40 tuổi).

Với thủ thuật can thiệp nút mạch điều trị dị dạng động tĩnh , bác sĩ sẽ luồn một ống thông nhỏ (kích thước chỉ lớn hơn sợi tóc) đi vào lòng động mạch đùi sau đó luồn lên trên động mạch trong não dưới hướng dẫn của X quang. Ống thông sẽ được đưa đến vị trí của một trong các động mạch nuôi dưỡng cho khối dị dạng và qua ống thông siêu nhỏ, một chất tắc mạch được bơm vào để làm tắc ổ dị dạng. Chất tắc mạch thường dùng có dạng lỏng giống dịch keo sẽ lan vào các khoang của ổ dị dạng làm tắc các nhánh bệnh lý.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Phình động mạch não
  • Nhồi máu não

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch não.
  •  Nhồi máu não do tắc động mạch não lớn. 
  •  Xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch não

Chống chỉ định:

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối 
  • Chống chỉ định tương đối trong trường hợp có rối loạn đông máu, suy thận, có tiền sử dị ứng rõ ràng với thuốc đối quang i -ốt, phụ nữ có thai

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phương pháp nút mạch ít xâm lấn hơn so với phương pháp phẫu thuật truyền thống, có thể được dùng một mình để nút tắc hoàn toàn dị dạng mạch hoặc làm nhỏ kích thước của khối dị dạng lại sau đó bệnh nhân được chuyển mổ lấy ổ dị dạng hoặc tia xạ. 
  • Nút mạch cũng được dùng trong trường hợp cấp, khi mà đang có chảy máu não do vỡ một mạch máu trong ổ dị dạng.
  • Giúp phát hiện nhanh chóng điểm chảy máu và nút tắc mạch chảy máu lại để có thể phẫu thuật lấy máu tụ một cách an toàn.
  • Ở một vài khối dị dạng động tĩnh mạch não có kích thước lớn, nút mạch có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của đột quỵ bằng cách đổi hướng dòng máu nuôi đến các mô não bình thường.
  • Giúp bệnh nhân hồi phục rất nhanh, thời gian nằm viện rất ngắn. Các tổn thương ở những vị trí khó, không thể phẫu thuật vẫn nút được, nhờ đó bệnh nhân có cơ hội được cứu sống.

Nhược điểm:

Đòi hỏi về thời gian, bệnh nhân được can thiệp nút mạch càng sớm thì hiệu quả càng cao.

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Bệnh nhân thường được gây mê. 
  • Bước 2: Một ống thông dẫn đường kích thước 2mm được đưa vào động mạch đùi, ngược dòng máu lên cổ. Một ống thông nhỏ được đưa qua ống dẫn đường để lên não, theo dòng máu của nhánh động mạch cấp máu đến sát khối dị dạng.
  • Bước 3: Bơm chất gây tắc qua ống thông để làm tắc ổ mạch dị dạng. 
  • Bước 4: Sau khi chụp kiểm tra đánh giá kết quả, ống thông được rút ra khỏi động mạch đùi và băng ép vị trí chọc động mạch.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Nếu bệnh nhân bị dị dạng động tĩnh mạch não chưa vỡ thì cần nằm viện 3 – 5 ngày sau điều trị nút mạch. Ngược lại, nếu dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ cần nằm viện 7 – 14 ngày, thậm chí lâu hơn để điều trị và theo dõi các rối loạn do chảy máu gây ra.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân bị đau đầu liên tục
  • Nôn, buồn nôn
  • Hoa mắt, chóng mặt, khó thở

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Cần kiểm tra lại kết quả điều trị sau 6 tháng và 2 năm bằng chụp mạch não DSA, hoặc chụp cộng hưởng từ để khẳng định dị dạng động tĩnh mạch não đã được nút kín hoàn toàn.
  • Một số trường hợp phải nút dị dạng động tĩnh mạch não nhiều lần do kích thước lớn và cấu trúc phức tạp, bệnh nhân cần tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ, vì khi tổn thương chưa được điều trị triệt để thì bệnh nhân vẫn còn nguy cơ bị chảy máu não.    

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *