Nút túi phình mạch não

1. Tổng quan về Nút túi phình mạch não

  • Tên khoa học: Nút túi phình mạch não
  • Tên thường gọi: Nút túi phình mạch não bằng vòng xoắn kim loại.
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Nút túi phình mạch não là phương pháp mở đường vào từ một điểm chọc động mạch đùi kích thước 2mm. Dụng cụ can thiệp được đưa vào lòng mạch máu lên tới vị trí túi phình động mạch não bằng các vòng xoắn kim loại nhớ hình để nút tắc các túi phình. Đây là phương pháp gây tắc túi phình ngay sau can thiệp, không phải sử dụng thuốc chống đông máu kéo dài.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Phình động mạch não

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch não.
  • Bệnh nhân nhồi máu não do bị tắc động mạch não lớn.
  • Xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch não.

Chống chỉ định:

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối. 
  • Chống chỉ định tương đối trong trường hợp có rối loạn đông máu, suy thận, có tiền sử dị ứng rõ ràng, phụ nữ có thai. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 95%.
  • Phương pháp điều trị kỹ thuật cao an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.
  • Trang thiết bị cực kỳ hiện đại.
  • Quy trình cấp cứu chuẩn.
  • Thời gian nằm viện ngắn, chỉ từ 3 – 5 ngày.
  • Điều trị không cần phẫu thuật.
  • Vinmec sở hữu hệ thống PET/CT 128 dãy hiện đại nhất Đông Nam Á, cho hình ảnh chính xác, thời gian chụp ngắn.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với bệnh viện nhà nước và tư nhân khác.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, đánh giá túi phình của bệnh nhân.

Bước 2: Gây mê cho bệnh nhân.

Bước 3: Tiến hành can thiệp.

  • Mở đường vào động mạch đùi.
  • Chụp mạch não 2D và 3D.
  • Đánh giá túi phình.
  • Nút tắc túi phình bằng vòng xoắn kim loại

Bước 4: Kiểm tra đánh giá lại và kết thúc quá trình can thiệp.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân khỏe mạnh và không có biểu hiện bị tai biến.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân bị dị ứng thuốc.
  • Vết rạch của bệnh nhân bị nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân bị sốt cao trên 38 độ.
  • Bệnh nhân bị mất ý thức.
  • Bệnh nhân bị liệt hoặc giảm khả năng vận động.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Hệ thống PET/CT 128 dãy hiện đại nhất Đông Nam Á
  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ nhắc bệnh nhân nhân nhịn ăn, uống trước thời điểm can thiệp ít nhất 8 tiếng.
  • Bác sĩ cho bệnh nhân dùng kháng sinh dự phòng trước can thiệp 1 ngày.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *