Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot

1. Tổng quan về Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot

  • Tên khoa học: Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Tứ chứng Fallot là bệnh thường gặp nhất trong nhóm tim bẩm sinh tím với biểu hiện điển hình da tím tái do máu không được cung cấp đủ dưỡng khí. Tứ chứng Fallot thường gặp với 4 dạng khiếm khuyết ở tim: Hẹp đường thoát thất phải, thông liên thất, động mạch chủ “cưỡi ngựa” lên vách liên thất và phì đại thất phải. Biểu hiện bệnh xuất hiện vào khoảng 4 – 6 tháng sau sinh. Tứ chứng Fallot thường đi kèm một số bệnh liên quan đến việc đột biến nhiễm sắc thể như bệnh Down, hở hàm ếch…Điều trị tứ chứng Fallot cho hầu hết các trẻ sơ sinh liên quan đến một loại phẫu thuật tim mở gọi là sửa chữa trong tim. Phẫu thuật này thường được thực hiện trong năm đầu tiên của cuộc sống. Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật đặt một bản vá trên vách liên thất để đóng lỗ giữa hai tâm thất. Cũng sửa chữa hẹp van động mạch phổi và mở rộng động mạch phổi để tăng lưu lượng máu đến phổi. 

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Tứ chứng Fallot

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Chỉ định phẫu thuật sửa tạm thời 

  • Người bệnh sơ sinh phụ thuộc ống động mạch 
  • Bệnh nhi có thiểu sản nặng vòng van động mạch phổi hoặc thiểu sản nặng nhánh động mạch phổi 
  • Bệnh nhi có bất thường động mạch vành chạy ngang qua phễu thất phải, chưa đủ điều kiện mổ sửa toàn bộ 
  • Bệnh nhi hơn 3 tháng tuổi thường xuyên có cơn tím và không đáp ứng với điều trị nội khoa. 
  • Bệnh nhi có cân nặng thấp < 2.5kg=””>

Phẫu thuật sửa toàn bộ 

  • Phẫu thuật sửa toàn bộ sau khi làm BT -Shunt 06 tháng- 1 năm 
  • Người bệnh không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, phẫu thuật sửa toàn bộ trong giai đoạn từ 2 -24 tháng tùy theo khả năng của từng trung tâm. 
  • Người bệnh có biểu hiện triệu chứng sớm trên lâm sàng, phẫu thuật sửa toàn bộ lúc 3 -4 tháng tuổi. 
  • Người bệnh có bất thường động mạch vành chạy ngang qua phễu thất phải, không có triệu chứng trên lâm sàng, phẫu thuật sửa toàn bộ sau 06 tháng tuổi. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Sau khi sửa chữa trong tim, mức oxi trong máu tăng lên và bệnh nhi sẽ giảm triệu chứng.
  • Giúp phục hồi các chức năng tim mạch, kéo dài sự sống cho người bệnh

Nhược điểm:

  • Phẫu thuật mổ Fallot chỉ được thực hiện ở một số trung tâm tim mạch lớn ở nước ta do đây là một phẫu thuật khá phức tạp. 
  • Đôi khi dòng máu đến phổi vẫn còn bị hạn chế sau khi sửa chữa trong tim. 

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot

Bước 1: Chuẩn bị

Bệnh nhi được thăm khám đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính nặng phối hợp có ảnh hưởng đến trong mổ và sau mổ. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất. 

Bước 2: Tiến hành

  • Vô cảm: Người bệnh được gây mê nội khí quản tại phòng mổ, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt động mạch xâm nhập, đặt ống thông tiểu và dây theo dõi nhiệt độ trung tâm – ngoại biên nếu là phẫu thuật sửa toàn bộ. 
  • Phẫu thuật sửa tạm thời: Tư thế người bệnh nằm ngửa, ưỡn cổ hoặc nằm nghiêng phải hoặc trái trong phẫu thuật làm BT-Shunt đứng bên. 
  • Phẫu thuật BT-Shunt kinh điển: Cầu nối chủ phổi được thực hiện trực tiếp giữa động mạch dưới đòn và động mạch phổi cùng bên: động mạch dưới đòn được thắt và cắt ở vị trí phía đầu xa, đưa đầu còn lại xuống nối với động mạch phổi cùng bên. 
  • Phẫu thuật Wate

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhi thường sẽ nằm một vài ngày ở phòng chăm sóc tích cực với máy thở và các loại thuốc giúp hồi phục sau mổ. 
  • Ngay sau mổ, bệnh nhi  có thể có tình trạng quá tải máu lên phổi làm cho thất phải bơm máu lên không đủ. Rối loạn nhịp sau mổ cũng hay thường gặp trong lúc mổ. Một số trường hợp sau mổ phải cấy máy tạo nhịp do tình trạng nhịp chậm.
  • Rối loạn nhịp tim là tình trạng phổ biến sau khi phẫu thuật và có thể được điều trị bằng thuốc, ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc cấy thiết bị tạo nhịp tim.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Nhiễm trùng, chảy máu bất thường hoặc cục máu đông.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy thở cao cấp Carescape R860
  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Khi bệnh nhi được phát hiện và phẫu thuật sớm thì càng có khả năng càng cao có cuộc sống bình thường giống như mọi trẻ khác và tránh được các biến chứng có thể xảy ra sau này.
  • Sau phẫu thuật, bệnh nhi sẽ cần được chăm sóc suốt đời với bác sĩ tim mạch như đặt lịch hẹn theo dõi định kỳ để đảm bảo rằng ca phẫu thuật hoặc thủ thuật can thiệp thành công và theo dõi bất kỳ biến chứng mới.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *