Phẫu thuật Heller qua nội soi bụng

1. Tổng quan về Phẫu thuật Heller qua nội soi bụng

Co thắt tâm vị là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa tương đối hiếm gặp. Bệnh co thắt tâm vị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Phẫu thuật Heller là phẫu thuật cắt mở lớp cơ tâm vị – thực quản, chỉ để lại lớp niêm mạc và dưới niêm mạc tâm vị – thực quản. Việc mở cơ tâm vị có thể gây trào ngược thực quản do vậy phẫu thuật Heller thường được phối hợp với phẫu thuật tạo van chống trào ngược.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Phẫu thuật Heller được chỉ định trong điều trị bệnh co thắt tâm vị hay còn gọi là phình giãn thực quản. 
  • Chỉ định ít gặp: Tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản (gặp khi có túi 
  • thừa ở 1/3 dưới thực quản).

Chống chỉ định:

  • Thể trạng người bệnh quá yếu không chịu được phẫu thuật.
  •  Người bệnh già yếu, có nhiều bệnh phối hợp.
  • Người bệnh ung thư thực quản.
  • Tiền sử mổ viêm phúc mạc, tắc ruột.
  • Cổ trướng tự do hoặc cổ trướng khu trú.
  • Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn. Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng o Bệnh lý rối loạn đông máu.
  • Chống chỉ định bơm hơi phúc mạc: Bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tâm phế mạn tính.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Thời gian nằm viện ngắn.
  • Hầu như không đau sau mổ.
  • Phẫu tích chính xác, rõ ràng, ít sang chấn phẫu thuật.
  • Quan sát được toàn bộ cơ quan phẫu thuật, cơ quan lân cận và ổ bụng.
  • Giảm đáng kể biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ và dính ruột sau phẫu thuật.
  • Không có sẹo mổ dài, đảm bảo thẩm mỹ.
  •  Thời gian phục hồi cơ thể sau phẫu thuật nhanh

Nhược điểm:

  • Là kỹ thuật khó, đòi hỏi phải được thực hiện bởi phẫu thuật viên thành thạo tay nghề, có đủ kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm.
  •  Phải gây mê nội khí quản có dãn cơ.

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật Heller qua nội soi bụng

  • Bước 1: Vô cảm: Gây mê nội khí quản
  • Bước 2: Đường mổ: Đường trắng giữa trên rốn để đưa ống nội soi vào, sau khi bọc 2 mép vết mổ, đặt van tự động banh 2 mép vết mổ, đặt 1 van mềm (Malleable) để đẩy gan trái lên trên và sang phải để bộc lộ rõ ràng vùng tâm vị – thực quản. 
  • Bước 3: Giải phóng thực quản và mở cơ tâm vị – thực quản. 
  • Bước 4: Tạo van chống trào ngược. 
  • Bước 5: Lau rửa ổ bụng. Cầm máu kỹ, dẫn lưu cạnh thực quản và đóng bụng như thường quy. 

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Có cảm giác buồn ngủ, buồn nôn do tác dụng của thuốc gây mê.
  • Cơ thể mệt mỏi và khó chịu.
  • Đau ở những vùng rạch và ở rốn.
  • Rát họng

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Sút cân
  • Đỏ, sưng, hoặc rỉ dịch ở những vết rạch
  • Sốt
  • Đau ngày càng tăng

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

7. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Người bệnh sẽ phải nhịn ăn trước mổ có thể phải đặt sonde để rửa và hút dịch ứ đọng ở thực quản. 
  • Do người bệnh không ăn được vì nuốt nghẹn nên thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, rối loạn nước điện giải nên cần được bù năng lượng và bồi phụ nước điện giải qua đường tĩnh mạch vài ngày trước mổ.
  • Nếu có ứ đọng thức ăn trong thực quản cần được rửa hút sạch trước mổ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *