Phẫu thuật KHX gãy trên và liên lồi cầu xương đùi

1. Tổng quan về Phẫu thuật KHX gãy trên và liên lồi cầu xương đùi

  • Tên khoa học: Phẫu thuật KHX gãy trên và liên lồi cầu xương đùi
  • Tên thường gọi: Phẫu thuật KHX gãy trên và liên lồi cầu xương đùi
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Phẫu thuật KHX gãy trên và liên lồi cầu xương đùi là phương pháp phẫu thuật để cố định và chỉnh hình lại phần gãy trên lồi xương cầu đùi di lệch. Gãy trên lồi cầu xương đùi thường gặp ở người trẻ do chấn thương, ở người già do ngã. Loại gãy này có đường gãy chéo xuống dưới và ra trước trên chỗ bám của cơ sinh đôi. Cơ này kéo gục đầu dưới ra sau, chọc vào hõm khoeo gây tổn thương bó mạch khoeo. Đầu trên thúc vào ngách túi hoạt dịch và cơ tứ đầu.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân trẻ tuổi.
  • Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật KHX.
  • Bệnh nhân bị gãy trên lồi cầu đùi di lệch 

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân đang có tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân đang cấp cứu vì đa chấn thương.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 95%.
  • Kỹ thuật nằm trong danh mục được Bảo hiểm y tế hỗ trợ.
  • Phục hồi tốt về mặt chức năng cho người bệnh.
  • An toàn cho sức khỏe người bệnh.
  • Thời gian phục hồi nhanh chóng.

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật KHX gãy trên

Bước 1: Bác sĩ đặt bệnh nhân nằm ngửa và kê gối độn dưới mông bên chân gãy

Bước 2: Bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống cho bệnh nhân.

Bước 3: Tiến hành phẫu thuật:

  • Sử dụng đường ngoài với mốc mấu chuyển lớn và phía ngoài khớp gối dọc theo trục xương đùi, rạch da khoảng 15 – 20cm (theo thương tổn phức tạp của xương).
  • Rạch cân cơ căng mạc đùi, tách và vén cơ rộng ngoài, cầm máu các nhánh mạch xiên bằng đốt điện hoặc thắt.
  • Bộc lộ diện gãy, xác định các mảnh rời. 
  • Làm sạch diện gãy, lấy máu cục 
  • Đặt lại xương, kết hợp xương bằng các phương pháp sẵn có: nẹp vít, nẹp DCS, nẹp ốp đầu cầu, đinh nội tủy có chốt ngang. 
  • Kiểm tra ổ gãy, cầm máu, bơm rửa kỹ 
  • Đặt dẫn lưu nếu cần thiết, rút sau 24 – 48h

Bước 4: Khâu phục hồi các lớp theo giải phẫu và kết thúc phẫu thuật.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Khớp gối bệnh nhân bị hạn chế biên độ hoạt động.
  • Bệnh nhân cảm thấy hơi choáng vì mất máu.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Vùng khớp gối bệnh nhân bị tụ máu thâm tím và phù nề.
  • Khu vực phẫu thuật bị nhiễm trùng.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Robot Da Vinci thế hệ nhất do Hoa Kỳ sản xuất

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ nhắc bệnh nhân nhịn ăn trước 6 giờ thực hiện thủ thuật.
  • Quá trình nâng hai đầu xương tránh làm tổn thương động, tĩnh mạch đùi. 
  • Làm sạch khớp gối, tránh xơ dính sau mổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *