Phẫu thuật lấy thể thủy tinh (trong bao, ngoài bao, Phaco) có hoặc không đặt IOL trên mắt độc nhất

1. Tổng quan về Phẫu thuật lấy thể thủy tinh (trong bao, ngoài bao, Phaco) có hoặc không đặt IOL trên mắt độc nhất

  • Tên khoa học: Phẫu thuật lấy thể thủy tinh
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Đục thể thủy tinh là khi xuất vùng đục trên thể thủy tinh vốn trong suốt, làm các tia sáng khi đi vào mắt bị lệch hướng hay bị cản trở. Người bị bệnh có cảm giác nhìn qua màng sương khói, mờ đục, nhìn có quầng, màu sắc kém sinh động. Phẫu thuật thể thủy tinh dường như là phương pháp duy nhất để điều trị đục thể thủy tinh khi nó bị mất tính trong suốt, với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Đục thủy tinh thể

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Lệch thể thủy tinh quá nhiều (> 1800).
  • Thể thủy tinh sa vào tiền phòng.

Chống chỉ định:

  • Đục thể thủy tinh bẩm sinh ở trẻ em.
  • Các trường hợp đang viêm nhiễm tại mắt.
  • Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Nâng cao chức năng thị giác cho bệnh nhân.
  • Bao sau còn nguyên vẹn tại chỗ sẽ tạo ra vị trí giải phẫu tốt để cố định thủy tinh thể nhân tạo.
  • Hạn chế đáng kể các biến chứng sau mổ đặc biệt là tăng nhãn áp, phù hoàng điểm dạng nang và bong võng mạc.

Nhược điểm:

Kỹ thuật khó, đòi hỏi phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn kinh nghiệm, phòng phẫu thuật trang bị đầy đủ máy móc hiện đại.

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật lấy thể thủy tinh

Bước 1: Chuẩn bị

Người bệnh được kiểm tra thị lực, thử kính, đo nhãn áp, đánh giá tình trạng giác mạc, đồng tử, thể thủy tinh, dịch kính, võng mạc. Khám toàn thân và các xét nghiệm theo quy định theo quy định. Uống thuốc hạ nhãn áp trước phẫu thuật. Tra giãn đồng tử trước phẫu thuật.

Bước 2: Thực hiện kỹ thuật

  • Thi I: Vô cảm

Trẻ em: gây mê.

Người lớn: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê.

  • Thì II: Cố định mi, đặt chỉ cơ trực trên.
  • Thì III:  Phẫu tích kết mạc phía trên sát rìa. Cầm máu củng mạc.
  • Thì IV: Rạch giác củng mạc vùng rìa, mở vào tiền phòng 120 – 1400.
  • Thì V: Đặt chỉ an toàn củng giác mạc.
  • Thì VI: Lấy thể thủy tinh trong bao: người phụ nâng mép giác mạc lên. Một tay phẫu thuật viên dùng vòng Snellen đỡ nhẹ phía dưới của thể thủy tinh, tay kia dùng spatun ấn nhẹ phía ngoài nhãn cầu vùng rìa vị trí 6 giờ đẩy thể thủy tinh ra khỏi vết mổ.
  • Thì VII: Cắt dịch kính tại mép phẫu thuật và trong tiền phòng (nếu có).
  • Thì VIII: Cắt mống mắt chu biên đề phòng biến chứng kẹt mống mắt hay tăng nhãn áp thứ phát.
  • Thì IX: Khâu phục hồi mép mổ.
  • Thì X: Bơm tái tạo tiền phòng.
  • Thì XI: Tiêm kháng sinh và cortisol cạnh nhãn cầu, tra mỡ kháng sinh, băng kín mắt phẫu thuật.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu
  • Phù nề tại mắt và quanh mắt
  • Phù võng mạc
  • Bong võng mạc
  • Tổn hại các vùng phụ cận , đau nhức
  • Giảm hay mất thị lực
  • IOL được đặt vào có thể bị lệch, rơi khỏi vị trí an toàn

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Người bệnh sẽ phải tra nhỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, chủ yếu là thuốc nhỏ mắt..
  • Người bệnh nên tránh để xà phòng hay nước tiếp xúc trực tiếp vào mắt.
  • Không nên gãi hay day dụi vào mắt. Có thể đeo kính màu hay khiên bảo vệ mắt nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Ban đêm để tránh thương tích hay va đập vào mắt cũng nên vẫn đeo kính hay khiên bảo vệ mắt.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *