Phẫu thuật lông mi quặm có tốt thật sự như lời đồn?

Phẫu thuật lông mi quặm là giải pháp được nhiều người chọn lựa giúp giải quyết tình trạng lông mi bị cọ vào mắt. Vậy giải pháp này có thực sự tốt như suy nghĩ của nhiều người, những thông tin ngay trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Quặm mi làm mi bị cuộn vào nhãn cầu khiến mi cọ xát vào mắt gây xước giác mạc. Bởi vậy nó làm nhiều người cảm thấy khó chịu, đau đớn. Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Phẫu thuật lông mi quặm

Các phương pháp phẫu luật

Phẫu thuật lông quặm hiện nay là giải pháp được nhiều người chọn lựa. Nó có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau:

Phương pháp Panas

Bác sĩ sẽ thực hiện rạch da mi, sau đó bọc sụn mi cho người bệnh. Tiếp đến thực hiện đặt chỉ khâu sụn để mép da với sụn sát lại với nhau. Lưu ý khi cắt sụn thường bị chảy máu nên phải thực hiện cầm máu tốt.

Phương pháp Trabu

Đây là phương pháp phẫu thuật sử dụng khi bệnh nhân bị lông quặm nhẹ. Phẫu thuật lông mi quặm với giải pháp này thực hiện bằng việc lật mi rồi cố định mi trên. Tiếp đến bác sĩ rạch sụn và kết mạc theo đường tương đương với bờ mi. Cuối cùng đặt chỉ, thắt mối chỉ rồi băng mắt để phẫu thuật mi quặm.

Phương pháp Cuenod Nataf

Phẫu thuật lông mi quặm với phương pháp Cuenod Nataf được sử dụng nhiều nhất bởi ít xảy ra biến chứng. Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành rạch mi mắt bằng dao phẫu thuật chuyên dụng, rạch da, bọc sụn và tiến hành khâu, băng mắt.

Lưu ý nếu người bệnh có hiện tượng da thừa thì nên thực hiện cắt bỏ. Chiều dài của phần da bị cắt ít hay nhiều phụ thuộc vào độ thừa ở da mi.

Phẫu thuật lông mi quặm có thực sự tốt?

Như các bạn có thể thấy tất cả các phương pháp phẫu thuật lông mi quặm kể trên đều gây đau đớn cho bệnh nhân. Bởi vậy có thể nhận ra rằng phương pháp này không thật sự tốt như lời đồn. Thêm nữa sẽ là khó khăn lớn nếu các bác sĩ phẫu thuật không có tay nghề cao. Đặc biệt chưa kể đến việc phẫu thuật đôi khi còn gây ra một số biến chứng đáng tiếc. Phẫu thuật lông quặm người bệnh phải thực hiện ăn kiêng theo hướng dẫn của bác sĩ. Chính bởi thế người người sẽ cảm thấy khó khăn.

Phẫu thuật lông quặm nên chọn cơ sở có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Cho nên nếu bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật mi quặm bạn cần chọn đơn vị uy tín. Đặc biệt đối ngũ bác sĩ phải là những người có tay nghề cao, nhiệt tình, tận tâm.

Ngoài phẫu thuật lông mi quặm bạn có thể sử thuốc để tra mắt kết hợp với vuốt bờ mi. Đây được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp an toàn, không gây đau đớn. Cách làm này sẽ giúp mi bật ra ngoài không bị cọ vào giác mạc, tránh tổn thương đến mắt. Thêm nữa giải pháp này cũng không gây đau đớn cho bệnh nhân như phẫu thuật lông mi quặm.

Nguyên nhân gây ra quặm lông mi

Quặm mi có rất nhiều nguyên nhân nhưng thông thường do một số nguyên nhân phổ biến sau:

Bẩm sinh

Người bệnh có bờ mi bị lộn vào trong cho nên lông bị cọ sát với giác mạc. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bởi tăng sản cơ vòng mi và khuyết tật cấu trúc của sụn mi. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến thị lực và để lại sẹo.

Tuổi già

Nhiều người phẫu thuật lông mi quặm nguyên nhân phổ biến nhất chính là do tuổi già. Quá trình lão hóa làm các mô nâng đỡ mi bị sụp xuống. Bởi vậy mi bị quặm vào mắt gây khó chịu ngứa, đỏ mắt và chảy nước mắt.

Do co thắt

Người bệnh bị quặm mi do co thắt thường xảy ra ở mi dưới. Họ đa số bị viêm ở mắt hay sang chấn sau phẫu thuật hoặc bị co thắt mi mãn tính. Thêm nữa nheo mắt thường xuyên còn khiến mi bị cuốn vào trong làm mi bị quặm.

Do sẹo

Đây là biến chứng của sụn mi và bệnh viêm kết mạc… Sụn mi bởi vậy mà bị uốn cong vào kết mạc, đôi khi mi còn bị dính một phần.

Triệu chứng thường thấy của quặm lông

Quặm lông có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là những triệu chứng cơ bản bạn có thể tham khảo:

Mắt đỏ là một triệu chứng của lông quặm.

  • Mắt bị đỏ, đôi khi còn thấy mờ.
  • Mắt cảm thấy xốn, cộm và như có một vật gì đó trong mắt.
  • Khi nhìn các nguồn sáng hoặc vật sáng mạnh mắt sẽ cảm thấy đau.
  • Mắt thường thấy khó chịu và ngứa ngáy thường xuyên.
  • Ở mi mắt thường đóng vảy cứng và hay bị tiết dịch nhầy.
  • Mắt của người bệnh thường xuyên bị chảy nước mắt.

Biện pháp phòng ngừa lông mi quặm

Để phòng ngừa lông mi quặm bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau:

  • Thực hiện vệ sinh mắt bằng nước muối một cách thường xuyên.
  • Vệ sinh mắt và rửa mắt bằng khăn sạch. Lưu ý không nên sử dụng khăn chung với người khác.
  • Khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, cát bụi nên đeo kính để bảo vệ mắt.
  • Khi bị các bệnh về mắt nên điều trị triệt để bởi chúng có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có lông mi quặm.
  • Giữ môi trường sống trong lành và sạch đẹp.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc phẫu thuật lông mi quặm có tốt như lời đồn và một số thông tin liên quan. Hy vọng khi có được thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa, bạn sẽ có phương pháp đối phó với tình trạng này tốt hơn mà không đợi đến phẫu thuật lông mi quặm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *