Phẫu thuật nội soi cắt u buồng trứng và phần phụ

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi cắt u buồng trứng và phần phụ

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi cắt u buồng trứng và phần phụ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Phẫu thuật nội soi cắt u buồng trứng và phần phụ là kỹ thuật dùng ống soi được kết nối với máy quay và nguồn sáng để nhìn vào bên trong  giúp xác định các giai đoạn của ung thư và chẩn đoán sớm, cắt bỏ khối u. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ giảm chấn thương và tăng cường khả năng phục hồi sau phẫu thuật.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Kết quả siêu âm cho thấy u nang không phải là u nang cơ năng;
  • Có u nang ở cả hai bên buồng trứng.;
  • U nang có kích thước lớn: trên 6 -7cm.;
  • U nang không tự hết hoặc to lên sau 3 tháng theo dõi.;
  • U nang buồng trứng xoắn, gây đau cấp.
  • U nang ở phụ nữ mãn kinh.
  • U buồng trứng không nghi ngờ ác tính và không quá to, không quá dính.
  • Viêm ứ mủ vòi trứng.
  • Ung thư vú có chỉ định cắt buồng trứng.
  • Phẫu thuật quá sản nội mạc tử cung hoặc loạn sản cổ tử cung cần phẫu thuật.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh đang trong chu kỳ kinh hoặc ra huyết bất thường mà chưa điều trị khỏi.
  • Đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc các bệnh về máu.
  • Các bệnh nội khoa và các trường hợp có chống chỉ định mổ nội soi.
  • Khối u dính nhiều, phẫu thuật ổ bụng nhiều lần.
  • Ung thư buồng trứng.
  • Người bệnh chống chỉ định với phẫu thuật nội soi

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ.
  • Ít đau sau mổ, rút ngắn thời gian nằm viện.
  • Hồi phục sức khỏe nhanh, trở lại công việc và sinh hoạt hàng ngày sớm.

Nhược điểm:

Đây là kỹ thuật khó, do đó đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ về kỹ thuật này. Trong quá trình phẫu thuật dễ gây tai biến trên niệu quản khi u quá lớn.

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật nội soi cắt u buồng trứng

Bước 1: Chuẩn bị:

  • Người bệnh được thăm khám toàn thân và chuyên khoa để đánh giá tổng thể sức khỏe và phát hiện những chống chỉ định.
  • Vệ sinh tại chỗ, thụt tháo.
  • Sát khuẩn vùng bụng, trải khăn vô khuẩn 121
  • Gây mê nội khí quản

Bước 2: Tiến hành phẫu thuật:

  • Bơm hơi ổ phúc mạc qua kim hoặc qua trocar.
  • Đưa đèn soi vào ổ bụng
  • Cắt khối u buồng trứng qua nội soi
  • Bóc u nang buồng trứng
  • Cắt khối u
  • Cắt phần phụ
  • Lấy bệnh phẩm qua túi và gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.
  • Kiểm tra xem có chảy máu không, nếu cần thì cầm máu bằng dao hai cực.
  • Rút các trocar, khâu lại chỗ rạch bụng.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Sau khi các u nang buồng trứng đã được gỡ bỏ, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau ở bụng, tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau một vài ngày.
  • Âm đạo có thể ra ít dịch hồng không sốt, đại tiểu tiện bình thường… đây là những biểu hiện bình thường sau phẫu thuật và sẽ hết khi bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường sau:

  • Sốt
  • Dịch âm đạo ra có mùi hoặc ra máu kéo dài
  • Bụng chướng, khó tiêu, đau hông lưng nhiều, âm đạo luôn ẩm ướt như có nước tiểu chảy ra ở âm đạo..

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Nên mổ sau sạch kinh khoảng 1 tuần

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *