Phẫu thuật Nội soi – Vi phẫu Cột sống (Mini-invasive Spine Surgery)

1. Tổng quan về Phẫu thuật Nội soi – Vi phẫu Cột sống (Mini-invasive Spine Surgery)

  • Tên khoa học: Mini-invasive Spine Surgery)
  • Tên thường gọi: Phẫu thuật Nội soi – Vi phẫu Cột sống
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Phẫu thuật Nội soi – Vi phẫu Cột sống là phương thức điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng cách mổ nội soi. Phương pháp này hạn chế tối đa việc xâm lấn đến cơ thể người bệnh. Bác sĩ chỉ cần rạch một đường khoảng 0,5cm để đưa dụng cụ vào lấy nhân thoát vị ra bên ngoài. Phương pháp điều trị này giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và ít có biến chứng

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Thoát vị đĩa đệm

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

  Chỉ định :

  • Người trưởng thành, người cao tuổi.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý cột sống.

Chống chỉ định :

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ vẫn có thể sử dụng thuốc để điều trị.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công trên 98%.
  • Không có biến chứng lớn.
  • Tính chính xác cao.
  • Thời gian phẫu thuật ngắn.
  • Kỹ thuật nằm trong danh mục được Bảo hiểm y tế hỗ trợ.
  • Phù hợp xu hướng phẫu thuật hiện đại và đáp ứng nhu cầu người bệnh.
  • Điều trị không đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể xuất viện ngay hôm sau.
  • Không tổn thương các mô lành xung quanh.
  • Bệnh nhân có thể sinh hoạt nhẹ nhàng sau 1 ngày và làm việc trở lại sau 1 tháng.

4. Quy trình thực hiện Nội soi – Vi phẫu Cột sống

Bước 1: Đặt bệnh nhân lên bàn phẫu thuật và tiến hành gây mê.

Bước 2: Tiến hành phẫu thuật nội soi.

  • Định vị cửa sổ sau bằng C-arm.
  • Dùng dao rạch da dài 0.5cm.
  • Dùng que thăm dò đường kính 0,5cm xuyên qua lỗ rạch da đó, xuống đến dây chằng vàng.
  • Luồn troca vào que thăm dò, và rút que thăm dò ra.
  • Đưa hệ thống gồm camera, nguồn sáng và ống dẫn nước vào.
  • Dùng ronge gắp hết phần cơ và dùng que radiofrequency đốt để làm sạch toàn bộ phần mềm ở trên dây chằng vàng.
  • Dùng kéo cắt dây chằng vàng vừa đủ để đưa hệ thống phẫu thuật vào bên trong ống sống.
  • Lấy hết toàn bộ lớp mỡ che phủ ta thấy rễ thần kinh và màng cứng bị đội lên.
  • Dùng cái vén rễ để vén rễ và màng cứng.
  • Xoay troca cho mũi vát vào trong che chắn cho rễ và màng cứng.
  • Dùng ronge gắp hết toàn bộ nhân đĩa đệm, kiểm tra lại rễ thấy hết căng phồng và lỏng lẻo.

Bước 3: Kết thúc phẫu thuật.

  • Đóng da bằng một mũi chỉ nylon.
  • Băng vết mổ bằng miếng băng cá nhân.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân đau bị dọc chân.
  • Bệnh nhân đau nhẹ ở cột sống.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Vết mổ bệnh nhân bị chảy nhiều máu.
  • Bệnh nhân đau cột sống nghiêm trọng.
  • Vết mổ bị nhiễm trùng.

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Không được để cho bệnh nhân khuân vác đồ nặng.
  • Áp dụng những bài tập trị liệu cho người bệnh sau mổ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cho người bệnh sau khi mổ.
  • Không được chơi thể thao khi vết thương chưa lành hẳn, đặc biệt là những môn thể thao cần sự vận động mạnh.
  • Khi bệnh nhân ngồi trên xe thì phải đeo đai lưng. Phải tránh đường xóc, ổ gà, vì dễ ảnh hưởng xấu đến phần cột sống và vết mổ.
  • Người bệnh không nên nằm quá lâu 1 tư thế. Khi xoay người thì phải cong cả gối, đầu, vai và lăn về cùng một bên, động tác này sẽ tránh cho cột sống không bị vặn xoắn.
  • Khi ngồi, nên ngồi ở tư thế chắc chắn, có điểm tựa cho lưng và cũng không nên ngồi lâu trong 1 tư thế mà phải thay đổi tư thế liên tục để tránh áp lực lên đĩa đệm.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *