Phẫu thuật phụ khoa mở và can thiệp tối thiểu

1. Tổng quan về Phẫu thuật phụ khoa mở và can thiệp tối thiểu

  • Tên khoa học: Phẫu thuật phụ khoa mở và can thiệp tối thiểu
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Bệnh phụ khoa là tất cả các bệnh lý thuộc cơ quan sinh dục của người phụ nữ, bệnh phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ. Đặc biệt đối với sức khỏe sinh sản với các biểu hiện như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng…Phẫu thuật phụ khoa mở và can thiệp tối thiểu là kỹ thuật mà trong đó bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài duy nhất ở vùng bụng, lý tưởng nhất là ở đường bikini, để tiếp cận vấn đề và xử lý, có thể cắt buồng trứng, cắt vòi trứng, hay cắt cả phần phụ trong trường hợp chảy máu, ứ mủ hay xoắn buồng trứng và vòi trứng. 

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • U xơ tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư tử cung
  • Viêm âm đạo

3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • U nang buồng trứng
  • Viêm nhiễm phần phụ không có chỉ định mổ nội soi

Chống chỉ định:

  • Người bệnh đang hành kinh hoặc ra huyết bất thường mà chưa điều trị khỏi.
  • Đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc các bệnh về máu.
  • Các bệnh nội khoa không có chịu đựng được phẫu thuật.

4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Mổ mở giúp bác sĩ phẫu thuật dễ dàng nhìn thấy các cơ quan vùng chậu khó quan sát, khó tiếp cận.
  • Xử lý triệt để vấn đề.

Nhược điểm:

  • Những bất lợi của mổ mở là rủi ro của gây mê toàn thân, mất máu, đau và nhiễm trùng. 
  • Thời gian phục hồi của mổ mở cũng lâu hơn, người bệnh phải nằm viện ít nhất là 3 – 4 ngày và cần khoảng 4 – 6 tuần mới có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường.

5. Quy trình thực hiện Phẫu thuật phụ khoa mở và can thiệp tối thiểu

Bước 1: Chuẩn bị

Người bệnh được thăm khám toàn thân và chuyên khoa để đánh giá tổng thể sức khỏe và phát hiện những chống chỉ định. Được tư vấn kỹ về bệnh và kỹ thuật cũng như những tai biến có thể xảy ra

Bước 2: Tiến hành

  • Trải khăn vô khuẩn 
  • Mở bụng theo đường giữa dưới rốn hay đường ngang trên vệ vào ổ bụng.
  • Bọc mép vết mổ.
  • Cắt khối u buồng trứng
  • Thăm khám đánh giá tình trạng khối u buồng trứng xem mức độ di động và dính với các tạng xung quanh. 
  • Nếu dính thì phải gỡ dính, trong khi gỡ dính tránh để khối u bị vỡ.
  • Chèn gạc xung quanh, tách biệt với khối u.
  • Dùng kéo cong cắt bỏ khối u.
  • Khâu mỏm cắt.
  • Trong trường hợp xác định khối u lành tính thì bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành.
  • Kiểm tra xem cầm máu
  • Gửi bệnh phẩm xét nghiệm giải phẫu bệnh 
  • Kiểm tra buồng trứng bên đối diện. Nếu nghi ngờ khối u vừa cắt bị ung thư thì cắt miếng nhỏ buồng trứng đối diện để xét nghiệm mô bệnh học
  • Cắt phần phụ.
  • Thăm khám đánh giá tình trạng phần phụ xem có bị dính với các tạng xung quanh.
  • Nếu dính thì phải gỡ dính, trong khi gỡ dính tránh để vỡ dịch (trong ca ứ mủ VTC).
  • Dùng kéo cong cắt bỏ phần phụ.
  • Khâu mỏm cắt bằng mũi thông thường hay mũi khâu số 8. Kiểm tra xem có còn rỉ máu không.
  • Lau sạch ổ bụng.
  • Đóng bụng theo các lớp, đóng da mũi rời hoặc trong da.
  • Sát khuẩn lại và băng vết thương.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Cảm giác co kéo khi đi tiểu hoặc cảm thấy đau rát nếu nước tiểu rơi vào chỗ khâu.
  • Đi tiểu thường xuyên sau phẫu thuật.
  • Đau vết mổ.

6. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tiểu gắt buốt.
  • Mắc tiểu thường xuyên hay đột ngột nhưng chỉ tiểu ra được vài giọt.
  • Sốt trên 380C (đo bằng nhiệt kế).
  • Đau một bên hông lưng kéo dài trên 1 giờ hay tiếp tục quay trở lại.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Có nước tiểu tự chảy ra từ âm đạo.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân nên đi lại nhẹ nhàng vài lần trong ngày cũng cần thiết, bắt đầu từ ngày phẫu thuật. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng, như cục máu đông, viêm phổi hay đau do tích tụ hơi trong bụng.
  • Nên tiến hành phẫu thuật sau khi sạch kinh 1 tuần.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *