Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

1. Tổng quan về Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

  • Tên khoa học: Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối đường mổ nhỏ ít xâm lấn
  • Tên thường gọi: Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là giải pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả nhất cho các bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng độ 3,4, chỉnh được hoàn hảo những biến dạng của khớp, giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng đau và tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.

Với phương pháp phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối đường mổ nhỏ ít xâm lấn, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một loại bánh chuyên dụng mở các mô mềm để đến khu vực cần phẫu thuật, mô cấy vẫn như phương pháp truyền thống, nhưng phương pháp và kỹ thuật phẫu thuật mới này đã được điều chỉnh. Nhờ vậy vết mổ nhỏ và ngắn chỉ khoảng 12cm, hạn chế sự ảnh hưởng đến bốn đầu gân, xương bánh chè không bị đảo ngược.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Thoái hóa khớp gối

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng độ 3,4
  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng cử động khớp gối khó khăn
  • Bệnh nhân bị các bệnh lý cơ xương khớp ảnh hưởng đến khớp gối làm khớp gối đau nhiều và cử động khó khăn . .
  • Bệnh nhân đã sử dụng các biện pháp điều trị nội khoa như vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, dưỡng sụn không hiệu quả…

Chống chỉ định:

Khi đang có ổ nhiễm trùng bùng phát ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể; cứng khớp gối do mất bộ phận duỗi gối (Gân, xương bánh chè, cơ tứ đầu đùi); tắc mạch chi. Hoặc tồn tại bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác khớp cần thay thế
  • Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng
  • Giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt
  • Khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

4. Quy trình thực hiện Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Bước 1: Khám và tư vấn với bác sĩ tại phòng khám: Đánh giá thuyên tắc mạch và nguy cơ chảy máu

Bước 2: Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

  • Đánh dấu vết mổ
  • Kháng sinh dự phòng
  • Kết hợp các phương pháp vô cảm; giảm đau cho phép tập vận động khớp ngay sau mổ

Bước 3: Sau mổ ngày thứ 1

  • Kiểm tra chỉ số sinh tồn
  • Nếu bí tiểu, có cầu bàng quang bênh nhân được đặt xông; kẹp cách quãng nếu đã đặt xông trong Phòng Mổ: phải kẹp và luyện rặn tiểu.
  • Tập co duỗi ngón chân bên mổ ngay khi về phòng
  • Kiểm tra dẫn lưu vết mổ.

Bước 4: Sau mổ ngày thứ 2

  • Thay băng kiểm tra vết mổ
  • Chườm đá lên mặt trước gối: 20 phút / 1 giờ; ngày 03 lần
  • Sau mổ 12 tiếng: tiêm Lovenox 40 đv dưới da. Tối thiểu 10 ngày.
  • Rút xông tiểu nếu có phản xạ mót rặn tốt
  • Thay băng, rút xông dẫn lưu vết mổ giờ thứ 48.
  • Bệnh nhân ăn bình thường & tập phục hồi chức năng theo nhu cầu
  • Chụp phim X-quang kiểm tra
  • Thống nhất ngày giờ xuất viện

Bước 5: Sau ngày mổ thứ 5

  • Tiếp tục tập phục hồi chức năng (Tùy theo nhu cầu của gia đình, có thể lưu viện thêm để tập)
  • Bệnh nhân lưu ý ghi lại ngày cắt chỉ, tái khám

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Vết mổ liền khô tốt
  • Không sốt
  • Đáp ứng tốt với tập phục hồi chức năng

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Ngay khi có các biểu hiện bất thường sau, cần thông báo tới bác sĩ điều trị và tái khám sớm nhất có thể:

  • Vết mổ sưng nóng đỏ đau
  • Sốt
  • Tập vận động khớp rất đau
  • Chảy máu sau mổ (từ tủy xương sau khi cắt diện khớp, doa ống tủy xương đùi và mâm chày)
  • Nhiễm trùng cấp tính và mạn tính vết mổ
  • Cứng khớp nếu không tập phục hồi chức năng sớm
  • Đau mạn tính sau mổ thay khớp
  • Mòn bề mặt khớp nhân tạo, lỏng khớp; gãy xương quanh khớp nhân tạo…giảm tuổi thọ của khớp.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Khớp gối PERSONA của Mỹ

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Phương pháp này nên thực hiện ở bệnh nhân trên 60 tuổi, do độ tuổi này hoạt động thường ngày tĩnh tại, độ bền khớp gối sẽ cao hơn. Bệnh nhân trong độ tuổi 40-60 tuổi, còn đang lao động, sinh hoạt đa dạng như chơi thể thao, hoạt động nặng…thì hết sức cân nhắc.
  • Sau ngày mổ thứ 5 bệnh nhân có thể tiếp tục tập phục hồi chức năng (Tùy theo nhu cầu của gia đình, có thể lưu viện thêm để tập)
  • Có thể tắm vòi từ ngày thứ 4 sau mổ
  • Bệnh nhân lưu ý ghi lại những lưu ý từ bác sĩ, ngày cắt chỉ, tái khám

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *