Bị bệnh bướu cổ có chết không?

Là một căn bệnh gia tăng từng ngày tại Việt Nam, bướu cổ không từ một ai, không phân biệt lứa tuổi nào. Vậy nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bị bướu cổ có chết không?

Là một tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, tuyến giáp giúp sinh sản các chất điều hòa hoạt động tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Chính vì vậy mà khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng sẽ gây các bệnh nghiêm trọng như cường giáp, suy giáp, bướu lành tuyến giáp, nặng hơn có thể là ung thư tuyến giáp. Dấu hiệu của các bệnh này điển hình nhất là xuất hiện khối u lồi ở vùng cổ. Vì nằm sát da nên khối u này rất dễ nhìn thấy, gọi là bướu cổ hay bướu giáp.

Tùy từng bệnh nhân mà mức độ nguy hiểm của bệnh này khác nhau. Nhiều người có thể kiểm soát bệnh rất tốt dù đó là bướu cổ dạng nang hay bướu cổ dạng nhân. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp tử vong do bướu cổ khiến nhiều người băn khoăn liệu mắc bệnh bướu cổ có chết không.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ là hậu quả của việc cơ thể bị thiếu hụt Iod, thế nhưng không phải khi mắc bệnh chỉ cần bổ sung Iod là khỏi được bệnh. Tuyến giáp hấp thụ Iod thông qua thực phẩm. Khi hàm lượng Iod bị thiếu đi, tuyến giáp sẽ sản sinh ra ít hormone hơn. Để bù đắp cho lượng hormone mất đi đó, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước, ngày càng phình to ra và tạo thành bướu cổ.

Ngoài việc thiếu hụt Iod, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra căn bệnh bướu cổ như:

  • Do dùng nước có chứa một số chất hòa tan như Canxi, Flor, Magie,… nhất là ở các vùng núi gây ảnh hưởng xấu đến sự tổng hợp hormon của tuyến giáp.
  • Một vài loại thuốc cũng gây ức chế tập trung Iod, hạn chế tổng hợp hormon tại tuyến giáp.
  • Do rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp bẩm sinh, di truyền từ gia đình.
  • Do mắc các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, viêm đại tràng mạn, bệnh thận mạn khiến cơ thể bị rối loạn hấp thụ và thải trừ Iod.
  • Do điều kiện sinh hoạt chật chội, kém vệ sinh, ăn uống thiếu thốn cũng sẽ gây ra thiếu Iod và bệnh bướu cổ.

Vậy bị bệnh bướu cổ có chết không?

Không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt như nuốt vướng, khó nuốt, khó thở, mất thẩm mỹ, chứng bướu cổ sẽ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng khác tùy theo đây là bướu tuyến giáp lành hay ác tính.

Bị bướu cổ có chết không khi bướu lành tính

Bướu cổ lành tính chỉ là những khối u chứa đầy chất lỏng hoặc rắn ở tuyến giáp. Bướu cổ lành tính về cơ bản không nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy việc lo lắng bị bướu cổ có chết không khi bướu lành tính là lo lắng thái quá, tuy nhiên bạn cũng cần theo dõi điều trị dù là bướu lành. Bởi về phương diện y học thì bướu lành tính cũng có thể biến chuyển thành bướu ác tính hay ung thư.

Bướu cổ lành tính cũng ít gây ra các triệu chứng mệt mỏi như bướu ác, thế nhưng người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng dễ hồi hộp, tim đập nhanh, mắt lộ, khó ngủ,… Tuyến giáp theo thời gian cũng sẽ phình to hơn bình thường, thành bướu ở cổ.

Bướu cổ lành tính về cơ bản không gây tử vong.

Với bướu lành tính và khi bướu còn nhỏ, bệnh nhân chỉ cần duy trì đi siêu âm 2 lần/năm. Việc duy trì theo dõi đều đặn sẽ giúp bác sĩ phát hiện bất thường khi bướu phát triển nhanh. Chế độ điều trị áp dụng cho bướu cổ lành tính chỉ nhằm bình thường hóa hàm lượng hormon của tuyến giáp, giúp cho tuyến giáp không cần phải gia tăng kích thước để tăng cường sản xuất hormon.

Người bệnh cũng cần tự theo dõi, nhận biết các triệu chứng như khó nói, nuốt đau, khàn tiếng, đau nhẹ trong họng và thông báo cho bác sĩ để đề phòng trường hợp bướu biến chuyển thành ác tính. Dù bướu lành tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nhân cũng không nên tự ý điều trị tại nhà, bởi bướu rất dễ chuyển sang tình trạng nặng hơn mà chúng ta không thể tự ý thức được.

Bị bướu cổ có chết không khi bướu ác tính

Bướu cổ ác tính còn được gọi là bệnh cường giáp, bướu độc, hay bệnh basedow với nhiều triệu chứng khá rầm rộ như khó ngủ, mắt lồi, nóng tính, sụt cân nhanh, tăng nhịp tim,… Bệnh nhân khi được chẩn đoán bướu cổ ác tính sẽ rất hoang mang liệu bị bướu cổ có chết không vì lo lắng mình có thể mắc ung thư.

Ngoài ra, bướu cổ ác tính cũng rất khó trị, mất rất nhiều thời gian, dù có phẫu thuật cũng có thể tái lại. Tuy nhiên, y học ngày càng phát triển hiện đại là nền tảng cho bệnh nhân yên tâm điều trị dù là mắc phải bướu cổ ác tính. 

Các phương pháp điều trị bướu cổ ác tính thường là dùng thuốc, điều trị phóng xạ hoặc phẫu thuật. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân tùy theo trạng thái thể chất, độ tuổi và mức độ phát triển của bướu.

Có đến 90-97% trường hợp ung thư tuyến giáp được chữa khỏi khi ung thư tuyến giáp dạng nang, dạng nhú và người bệnh không di căn hay tái phát. Các trường hợp đặc biệt hơn như ung thư tuyến giáp dạng tủy thì kết quả điều trị lại kém khả quan hơn. Tuy nhiên chỉ có 10% số người mắc ung thư tuyến giáp thuộc dạng này.

Bị bướu cổ có chết không khi chuyển sang ung thư tuyến giáp?

Bị bướu cổ có chết không khi đã chuyển sang ung thư tuyến giáp

Dù phát hiện bản thân mắc phải ung thư tuyến giáp, người bệnh cũng không nên hoảng hốt, nguyên nhân là vì ung thư tuyến giáp chính là một trong những căn bệnh ung thư mà khả năng chữa khỏi là cao nhất nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, nếu căn bệnh ung thư tuyến giáp này được phát hiện khi khối u chỉ có kích thước cỡ 2mm thì bệnh nhân chỉ cần cắt một bên thùy tuyến giáp, thùy còn lại vẫn hoạt động tốt sau phẫu thuật và không cần uống thuốc điều trị nữa.

Các con số thống kê trên đây có lẽ đã giúp các bệnh nhân bướu cổ dù ác tính hay lành tính đều an tâm hơn. Thay vì lo lắng mắc bệnh bướu cổ có chết không, bạn hãy kiên trì điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Ngay cả khi bước sang giai đoạn ung thư tuyến giáp, tỷ lệ điều trị thành công cũng khá cao. Vì vậy, việc theo dõi bệnh bướu cổ định kì là rất cần thiết để điều trị kịp thời nếu bệnh chuyển biến bất thường để tránh các nguy cơ tử vong đáng tiếc.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *