Bị giun sán gây hôi miệng không?

Một trong những nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi là xuất phát từ dạ dày, chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc rằng nếu Bị giun sán gây hôi miệng không?

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là bệnh lý khiến nhiều người gặp phiền toái và bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp, cản trở nhiều trong công việc của bạn. Để điều trị hôi miệng trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của nó như thế nào thì mới có thể “tiêu diệt” tận gốc được bệnh. Hôm nay với bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Bị giun sán gây hôi miệng không? cũng như giúp bạn cách điều trị hôi miệng hiệu quả.

Bệnh giun sán và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh giun sán là bệnh nhiễm giun sán hay còn gọi là giun ký sinh, sán lãi, đây là thuật ngữ chỉ về những sinh vật đa bào lớn. Bởi khi trưởng thành chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng thường ký sinh ở trong cơ thể người, động vật. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm giun sán, nhưng đa phần là thói quen ăn uống hằng ngày. Cụ thể một số nguyên nhân gây giun sán là:

+ Ăn nhiều thực phẩm chưa được đun sôi, nấu chín: Thói quen ăn các món ăn sống, tái, gỏi, thực phẩm chưa được đun sôi nấu chín là nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh giun sán.

+ Không tẩy giun định kỳ: Đây là nguyên nhân tình trạng giun sán gây hôi miệng phổ biến. Tẩy giun sán định kỳ là một thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt ở trẻ em nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiễm giun sán là một bệnh lý mà tất cả mọi người đều có thể mắc phải và tác hại do bệnh gây ra là như nhau. Trẻ em nhiễm giun nặng thường gầy yếu, còi cọc, sức đề kháng kém, chậm phát triển trí tuệ. Phụ nữ mang thai nếu nhiễm giun nặng sẽ gây nên thiếu máu, thiếu chất, dẫn đến sảy thai.

+ Lười vệ sinh cá nhân và môi trường: Vệ sinh không sạch sẽ cá nhân hoặc sống trong môi trường dơ bẩn là một trong những thói quen gây ra vô số bệnh về đường tiêu hóa và nhiều bệnh khác.

Không tẩy giun định kỳ là nguyên nhân tình trạng giun sán gây hôi miệng phổ biến

+ Chơi đùa cùng thú nuôi: Động vật là vật chủ của các loại ấu trùng ký sinh trùng nguy hiểm, nên thói quen chơi đùa cùng các loại thú nuôi cũng là một nguồn lây nhiễm giun sán. Trứng của các loài giun, sán này được bài tiết qua đường phân của vật nuôi và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài như đất, nước uống, thức ăn, cỏ… trở thành nguồn lây bệnh cho con người.

Dấu hiệu nhận biết bị giun sán gây hôi miệng

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun ở người lớn khác với trẻ em, thường thì ở trẻ em có nhiều triệu chứng xuất hiện ở vùng bụng vì ruột của bé nhỏ hơn nên nguy cơ tắc nghẽn cao hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu triệu chứng bị giun sán thường gặp nhất:

  • Rối loạn tiêu hóa: bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu, hoặc bị rối loạn tiêu hóa mặc dù ăn uống sạch sẽ. Khi đi ngoài phân thường có mùi tanh và thường ngứa ở hậu môn.
  • Ăn uống không còn ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, giảm cân.
  • Lên cơn đau quanh vùng rốn, cơn đau này sẽ tự khỏi và bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng buồn nôn hoặc đi cầu ra giun.

Vậy bị giun sán gây hôi miệng không?

Tại sao mọi người lại liên tưởng tới việc bị giun sán gây hôi miệng, bởi một trong những nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ dạ dày như hở van dạ dày gây hôi miệng, từ ký sinh trùng, chính vì vậy mà mọi người nghĩ rằng việc bị giun sán cũng dẫn đến tình trạng hôi miệng. Vậy thật sự bị giun sán có khiến hơi thở có mùi hôi thối bốc mùi không luôn là thắc mắc của nhiều người.

Hôi miệng 80% xuất phát từ miệng, do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, do mắc các bệnh về răng miệng, lưỡi, lợi, cổ họng, …tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi thối khó chịu. Ngoài ra hôi miệng từ dạ dày cũng do các ký sinh trùng, giun sán, trong đường ruột gây ra.

Đối với một số người mắc các chứng bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản đều do vi khuẩn, ký sinh trùng hay giun sán gây ra. Những kí sinh trùng này sẽ gây tổn thương ở dạ dày, gây ra mất cân bằng, khiến cho dịch axit trong dạ dày bị tác động và trào ngược lên cổ họng, gây ra tổn thương niêm mạc xung quanh vòm họng, tạo cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi khó chịu, và khiến nước bọt có mùi khắm.

Tẩy giun thường xuyên cho trẻ

Tóm lại, bị giun sán gây hôi miệng không hoàn toàn không, nhưng các loại giun sán lại là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà bệnh này lại gây ra tình trạng hôi miệng. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy mà người ta thường gặp khó khăn trong việc điều trị chứng hôi miệng. Bởi không tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng thì dẫn đến việc điều trị cũng khó khăn và không thể nào chấm dứt được mùi hôi này. Vậy để điều trị hôi miệng từ dạ dày phải làm như thế nào?

Điều trị giun sán gây hôi miệng như thế nào?

Để điều trị tình trạng bị giun sán gây hôi miệng hiệu quả, bạn cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như trong việc chọn lựa thuốc, nên tập trung vào thuốc có nồng độ cao, dùng thuốc tẩy sau điều trị. Tốt hơn hết bạn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại thuốc phù hợp vì ở nước ta tỷ lệ người nhiễm nhiều loại giun sán phối hợp chiếm rất cao. Tức là một người thường có thể bị nhiễm từ 2 – 3 loại giun sán.

Uống gì để trị hôi miệng? Nên ưu tiên chọn những loại thuốc được bào chế đã có thêm cả thuốc nhuận trường phối hợp. Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị giun sán thì bạn cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, sống trong môi trường sạch sẽ thì mới có thể ngăn ngừa sán quay trở lại.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *