Cần chú ý điều gì khi uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ kinh nguyệt

Uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ kinh nguyệt cần chú ý những điều gì? Đây là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em khi dùng kháng sinh ở thời kỳ “đèn đỏ”. Vậy thì liệu uống kháng sinh có bị chậm kinh không và cách dùng kháng sinh an toàn là như thế nào?

Kháng sinh đang được áp dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý thông thường. Song song đó cũng có nhiều ý kiến lo ngại liệu rằng uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không? Để tháo gỡ hoàn toàn những băn khoăn này, bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn câu trả lời chính xác nhất.

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh vốn sản xuất từ vi khuẩn và nấm thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh như cảm cúm, ho, đau họng, viêm phế quản, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh lý đường hô hấp.

Với cơ chế tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể nên sử dụng kháng sinh sẽ giúp cải thiện hiệu quả sức khỏe và từng bước đẩy lùi bệnh tật.

Tuy vậy, bên cạnh tác dụng có lợi thì thuốc kháng sinh cũng vô tình triệt tiêu cả những vi khuẩn tốt cho cơ thể. Vì thế nếu lạm dụng loại thuốc này thời gian dài thì sức đề kháng của chúng ta sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

Các lợi khuẩn khi bị tiêu diệt hết sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài và hại khuẩn trong cơ thể được dịp tấn công. Nhất là với phụ nữ- đối tượng có cơ địa nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ do kháng sinh mang lại.

Uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ kinh nguyệt liệu có ảnh hưởng gì không?

“Uống kháng sinh có bị chậm kinh không và uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không?” là hai trong rất nhiều câu hỏi mà Nhà thuốc nhận được suốt thời gian qua.

Thực tế theo tư vấn từ các bác sĩ đầu ngành cho biết việc chậm kinh do uống kháng sinh còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Như uống sai liều lượng, uống sai loại thuốc hoặc dị ứng khi dùng thuốc kháng sinh dài ngày. 

Uống kháng sinh không đúng cách sẽ gây ra chậm kinh

Khi gặp phải tình trạng này chị em sẽ bị rối loạn nội tiết tốt, dẫn tới quá trình rụng trứng diễn ra không bình thường. Có thể gây chậm kinh, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí là mất kinh.

Ngoài ra, nếu dùng kháng sinh không đúng cách còn dễ dẫn tới các tác dụng phụ sau:

Một số tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng thuốc: Lạm dụng kháng sinh không những không tiêu diệt được vi khuẩn có hại mà còn khiến chúng kháng thuốc và có nguy cơ bùng phát mạnh hơn. Cơ thể vì thế mà bị giảm sức đề kháng, dễ dàng mắc các bệnh lý thông thường.

Hại chức ăn gan: Một số loại kháng sinh cũng gây ra các tác dụng phụ lên gan qua các biểu hiện vàng da, chán ăn, người mệt mỏi, sưng tấy.

Lạm dụng kháng sinh gây ra tình trạng mệt mỏi

Dị ứng: Bao gồm nổi mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng thuốc kháng sinh hoặc dùng thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ.

Ảnh hưởng không nhỏ đến thận và tai: Một số loại thuốc kháng sinh như minoglycosid có thể mang lại tác dụng phụ lên tai và thận như ù tai, buồn nôn, chóng mặt thậm chí là bị điếc tạm thời.

Do vậy để không gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh, bạn cần hết sức chú ý những điều sau:

Cần chú ý những gì khi uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ kinh nguyệt?

Đầu tiên, nếu uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ kinh nguyệt bạn hãy trao đổi trước với bác sĩ chuyên môn về tình trạng bệnh lý và những loại thuốc mà cơ thể phản ứng bất lợi. Cũng như cung cấp các thông tin cần thiết khác. Nếu có ý định mang thai sắp tới thì bạn nên nói với bác sĩ để tránh dùng loại kháng sinh ảnh hưởng em bé.

Khi được kê đơn thuốc thì hãy tuân thủ sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn. Tuyệt đối bạn không nên tự ý dùng quá liều hoặc ngừng thuốc nếu có dấu hiệu khỏi bệnh. Vì mỗi loại kháng sinh phải dùng đủ liều lượng quy định. Ngưng thuốc nửa chừng sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc khiến vi khuẩn bùng phát mạnh hơn.

Nên uống kháng sinh đúng cách để chữa khỏi bệnh

Ngoài ra, không nên dùng kháng sinh đã kê đơn từ đợt trước, tránh tình trạng dùng thuốc quá hạn gây ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Đồng thời, cũng không được dùng kháng sinh kê đơn cho người khác. Vì mỗi người có đặc điểm cơ địa và bệnh lý khác nhau. Tốt hơn hết bạn hãy nhờ tới tư vấn điều trị của bác sĩ có chuyên môn để biết được loại thuốc phù hợp cho mình nhất nhé.

Trên đây là những thông tin cần thiết về uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt với các bệnh lý thông thường như cảm cúm, ho, sổ mũi, nhức đầu, đau răng bạn càng phải nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để có phương pháp chữa khỏi hiệu quả. Không nên tự ý mua thuốc sẽ dẫn tới hậu quả khó lường.

Bên cạnh đó, khi uống kháng sinh thấy có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thì bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ điều trị cho mình để có hướng xử lý kịp thời nhé. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *