Có thể bạn chưa biết về magie và vai trò của nó cho sức khỏe

Cơ thể chỉ cần một lượng magie vừa đủ để tham gia điều hòa hoạt động của cơ bắp, thần kinh, tim mạch… Hậu quả của việc thiếu magie hoặc thừa là gì? Bổ sung magie qua thực phẩm như thế nào?

Magie là khoáng chất có lợi cho tim mạch, thần kinh và chuyển hóa… Nếu bạn chưa biết nhiều về những lợi ích tuyệt vời của khoáng chất này hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn.

Đặc điểm của khoáng chất Magie

Magie được xếp vào khoáng chất cần thiết nhất trong cơ thể. Các hoạt động sống của cơ thể rất cần sự tham gia của khoáng chất này. Lượng magie cần dung nạp hàng ngày có thể lên đến 300 – 400mg/ngày. Magie là thành phần trong các Coenzym tham gia xúc tác phản ứng hóa học của cơ thể.

Magie được nạp vào cơ thể ở dạng hợp chất.

Vai trò của Magie trong cơ thể

Magie có nhiều tác dụng đối với cơ thể sống và ngăn ngừa bệnh tật. Thiếu magie là yếu tố gây nên nhiều nguy cơ sức khỏe cho con người.

Liên quan đến hoạt động của cơ bắp

Sự co rút cơ bắp hay các cơ trong cơ thể đều cần sự có mặt của ion magie. Vì thế, magie giúp điều hòa hoạt động cơ bắp. Chuột rút khi mang thai rất hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài nguyên nhân thiếu canxi thì thiếu magie cũng gây nên tình trạng này.

Có lợi cho tim mạch

Thiếu magie là nguyên nhân tăng nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim mạch. Vì magie có tham gia vào hoạt động cơ bắp hay sự co bóp cơ tim. Tim co bóp không đều, nhanh hay chậm đều gây nên sự rối loạn nhịp và chức năng tống máu cho cơ thể.

Ngăn ngừa đái tháo đường

Mối quan hệ giữa magie và hormone giảm đường huyết insulin đã được nghiên cứu và chứng minh ảnh hưởng của khoáng chất magie. Tiểu đường là bệnh khiến các tế bào thiếu nhạy cảm với Insulin khiến isulin không điều hòa được tế bào thu nạp đường. Thiếu magie, các tế bào cũng mất đi tính nhạy cảm với insulin. Điều này dẫn đến cơ thể có khả năng tăng nguy cơ đái tháo đường.

Magie có tác động đến hoocmon insulin

Phòng tránh các bệnh về thần kinh

Những bệnh lý về thần kinh có thể xảy ra khi thiếu magie như lo âu, stress, đau nửa đầu, giảm trí nhớ khi về già hay bệnh Alzheimer… Magie cũng được them vào chỉ định điều trị bệnh trầm cảm – một chứng suy giảm về tinh thần, tâm lý.

Làm chắc khỏe xương

Không phải chỉ vitamin D mà magie cũng đóng vai trò vào cơ chế hấp thụ canxi, đưa canxi vào xương. Thiếu magie cũng gây nên tình trạng loãng xương, đau lưng, đau xương khớp. Vì thế, các chế phẩm bổ sung canxi, vitamin D cho xương thường kết hợp thêm magie để tang hiệu quả.

Cơ thể con người cần bao nhiêu lượng magie mỗi ngày?

Lượng magie cần thiết cho cơ thể mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào đối tượng, lứa tuổi, nhu cần theo từng gia đoạn. Cụ thế như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng còn bú mẹ hoặc sữa công thức không cần bổ sung magie bên ngoài. Lúc này mẹ chỉ cần bổ sung đủ magie qua chế độ ăn để tiết qua sữa mẹ.
  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi cần 80 mg magie hang ngày.
  • Trẻ từ 3 – 12 tuổi cần 120 – 240mg/ngày.
  • Thanh thiếu niên và người lớn: 360 – 410 mg/ngày.
  • Phụ nữ mang thai cần 350mg/ngày trong suốt thai kì.

Dấu hiệu cơ thể bị thiếu magie

Magie có tác dụng to lớn như thế đối với sức khỏe, thiếu magie cũng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng thật may vì tình trạng thiếu magie hiếm gặp ở người bình thường. Những đối tượng có nhiều nguy cơ thiếu magie như nghiện rượu, rối loạn hấp thu, tiểu đường… do giảm hấp thu magie.

Lo lắng, bồn chồn là dấu hiệu thiếu magie

Tiêu chảy cấp cùng sự mất điện giải kéo theo thiếu magie.

Một số dấu hiệu thiếu magie xảy ra như:

  • Mệt mỏi, lờ đờ, không muốn ăn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Ngứa ra khắp người;
  • Hay bị chuột rút nhất là mẹ mang thai.
  • Tim đập nhanh, đau tim.
  • Co giật.
  • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bứt rứt.
  • Khó ngủ, mất ngủ.

Để biết chính xác tình trạng thiếu magie của cơ thể cần xét nghiệm máu. Nồng độ magie bình thường trong máu từ  0,7 – 1,1 mMol/L.

Thừa Magie có nguy hiểm không?

Cơ thể khi dung nạp quá nhiều magie sẽ tự đào thải qua đường tiết niệu. Nếu lượng magie ứ trệ quá nhiều cũng gây những tác hại cho cơ thể như:

  • Ảnh hưởng đầu tiên sẽ tác động lên hệ tiêu hóa. Thừa magie sẽ gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Quá nhiều magie gây tác hại trên thận, tim mạch, mất tập trung, lo lắng…

Vì thế, khi ăn uống bình thường không cần bổ sung thêm magie trừ những đối tượng, giai đoạn tăng nhu cầu về magiec có sự chỉ định của bác sĩ.

Thực phẩm giàu magie

Magie có rất nhiều trong thực phẩm ăn hàng ngày vì thế, thiếu magie hiếm gặp. Những thực phẩm giàu magie như:

  • Socola chứa nhiều magie, chất oxy hóa có lợi cho tim mạch.
  • Các loại trái cây chứa magie như bơ, chuối.
  • Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều… rất thích hợp là bữa ăn phụ cho bà bầu vừa là nguồn cung cấp magie trong thai kỳ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như đậu tương, lúa mạch…
  • Các loại rau màu xanh đậm như rau cải, rau bina…
Thực phẩm chứa nhiều magie

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về khoáng chất magie. Magie có nhiều tác dụng cho cơ thể như vậy, bổ sung đúng hàm lượng magie cần thiết cho từng đối tượng giúp các hoạt động của cơ thể được cân bằng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *