Dịch trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến nhưng những hiểu biết của mọi người đối với căn bệnh này đang còn hạn chế. Bởi các triệu chứng mà bệnh trào ngược dạ dày gây ra lại dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác: viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm xoang mũi, bệnh tim, động mạch vành, viêm dây thanh quản, viêm họng…
1. Dịch trào ngược dạ dày tăng khi nào?
Bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng lượng dịch vị, thức ăn còn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh như:
Stress: Stress giống như những con bọ đang gặm nhấm, phá hoại sức khoẻ con người từng chút, từng chút một. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến dịch trào ngược dạ dày thực quản.
Viêm loét dạ dày- hành tá tràng: khi dạ dày bị tổn thương, dịch vị tiết ra nhiều hơn mức để tiêu hóa thức ăn, các chức năng co bóp và tiêu hóa cũng giảm dần.
Chức năng tiêu hóa hoạt động kém: Khi rối loạn tiêu hóa bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, chướng hơi, đi ngoài phân lỏng… cũng là yếu tố gây nên bệnh.
2. Triệu chứng của dịch trào ngược dạ dày
– Ợ hơi, ợ chua: triệu chứng này xuất hiện đầu tiên của bệnh. Người bệnh ợ hơi ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là lúc đói và sau khi ăn. Nếu như người bệnh ợ hơi sau khi uống những đồ uống có ga hoặc ăn no quá cũng cần lưu ý vì đó có thể là do ợ hơi sinh lý gây ra.
– Ợ nóng: Người bệnh ợ nóng sẽ có cảm giác nóng ran từ thượng vị lên dọc sau xương ức kèm theo vị chua ở trong miệng. Đây là một triệu chứng điển hình cho dịch trào ngược dạ dày thực quản.
– Buồn nôn, nôn: Đây thường là hậu quả của chứng trào ngược acid, thế nên nếu như cảm thấy buồn nôn tại thời điểm sau ăn, trong khi đánh răng thì hãy nghĩ đến bệnh này. Bên cạnh đó nếu lượng dịch vị trào ngược nhiều lần, tần suất ngày càng tăng thì có thể gây sưng tấy tổn thương niêm mạc thực quản, lâu ngày sẽ để lại sẹo làm hẹp thực quản khiến người bệnh có cảm giác khó nuốt.
– Đau tức vùng thượng vị: Đau, nóng rát vùng thượng vị khiến nhiều người lầm tưởng đến bệnh lý về tim mạch. Song nếu như triệu chứng xuất hiện sau khi ăn, tăng lên khi nằm ngửa thì đó là triệu chứng cảnh báo đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
– Đắng miệng: Cảm giác đắng miệng xuất hiện khi người bệnh trào ngược dạ dày đồng thời với trào ngược dịch mật.
3. Những biến chứng mà bệnh trào ngược dạ dày gây ra
– Chít hẹp thực quản: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh, việc tổn thương nhiều lần thực quản sẽ dẫn đến viêm loét khiến cho người bệnh khó nuốt, đau khi nuốt, giảm thèm ăn uống. Lâu ngày vị trí viêm loét đó trở thành sẹo, thực quản trở nên hẹp lại.
– Viêm đường hô hấp: Khi dịch vị trào ngược lên thực quản thì một lượng nhỏ trào vào đường hô hấp gây ra tình trạng ho, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản…
– Ung thư thực quản: Bệnh này thường xảy ra ở người trên 50 tuổi và khả năng tử vong cao.
4. Nguyên tắc khi điều trị bệnh
– An thần, giảm căng thẳng, stress.
– Tăng khả năng tiêu hóa dạ dày.
– Chống viêm loét dạ dày.
– Hạn chế số lần trào ngược.
Nếu bạn biết được những điều cần thiết đối với bệnh dịch trào ngược dạ dày thực quản thì có thể kịp thời phát và điều trị sớm căn bệnh này nếu như bạn hoặc người thân gặp phải. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ và luôn khỏe mạnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.