Đo đa ký giấc ngủ

1. Tổng quan về Đo đa ký giấc ngủ

  • Tên khoa học: Đo đa ký giấc ngủ (PGS)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Xét nghiệm chuyên sâu về giấc ngủ, có các kênh để đo điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện cơ, điện tim, lưu lượng dòng khí qua mũi miệng, vận động cơ ngực, bụng, nồng độ oxy bão hòa trong máu, tiếng ngáy, xác định vị trí tư thế cơ thể, đo cử động chân, có video để theo dõi diễn biến trong đêm.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Rối loạn nhịp tim

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định – Đo đa ký giấc ngủ

Chỉ định:

  • Rối loạn hô hấp trong khi ngủ
  • Rối loạn vận động và hành vi khi ngủ
  • Chứng ngủ nhiều ban ngày không do rối loạn hô hấp
  • Mất ngủ và các rối loạn khác do thiếu ngủ
  • Chẩn đoán phân biệt giữa động kinh khi ngủ với các rối loạn vận động và hành vi trong khi ngủ

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật – Đo đa ký giấc ngủ

Ưu điểm:

  • Phương pháp kiểm tra không xâm lấn, tương tự như đo điện tim (điện tâm đồ). Thiết bị được thiết kế chuyên biệt để đo các hoạt động cơ thể khi ngủ nên nó sẽ giúp người bệnh thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ.
  • Các điện cực được dán vào da đầu và một số nơi khác trên cơ thể người bệnh và không gây đau (như các điện cực đo điện tim, điện cơ…). Người bệnh sẽ được mang một bộ phát tín hiệu wifi không dây và truyền các tín hiệu thu được đến máy chủ nên không cản trở việc di chuyển của người bệnh. Sau khi đo đa ký giấc ngủ, các điện cực sẽ được lấy ra một cách nhẹ nhàng.

4. Quy trình thực hiện

Phòng chẩn đoán rối loạn giấc ngủ được thiết kế tiện nghi, thân thiện giúp người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Trước khi tiến hành ghi đa ký giấc ngủ, bệnh nhân phải tắm và gội đầu sạch, không dùng chất kích thích.

Thời gian ghi đa ký giấc ngủ thường kéo dài từ 21h tới 6 giờ sáng hôm sau. Giai đoạn chuẩn bị mất khoảng 60 phút.

Kỹ thuật viên đặt điện cực và các thiết bị cho bệnh nhân, khởi động và kiểm tra máy xong sẽ bắt đầu ghi và ghi liên tục cả đêm. Trong đêm, tất cả các hoạt động điện não, thông số về nhịp tim, hô hấp, nồng độ oxy bão hoà, tiếng ngáy, các cử động chi, tư thế của cơ thể… sẽ được ghi lại.

Bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ có chỉ định dùng CPAP (đeo máy thở áp lực dương liên tục)  sẽ được ghi đa ký giấc ngủ có đeo máy CPAP. Bệnh nhân được tháo điện cực và các phụ kiện vào sáng hôm sau.      

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Người bệnh tỉnh táo, không có biểu hiện ngộp thở, mất ý thức

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Người bệnh trong tình trạng mơ màng, mệt mỏi, rất buồn ngủ

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Tắm và gội đầu sạch, không dùng chất kích thích
  • Không uống rượu bia, chất kích thích, chè, café
  • Có thể ngủ trưa ít để buổi tối dễ đi vào giấc ngủ
  • Không nên ăn quá no
  • Không sử dụng các loại thuốc ngủ trừ khi có chỉ định của bác sĩ

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *