Giải đáp: Mang thai bao lâu thì có tim thai?

Kể từ khi mang thai, bố mẹ luôn mong đợi nghe được tiếng tim thai đập. Vì thế mà mang thai bao lâu có tim thai là một trong những vấn đề rất được quan tâm bởi đây là một dấu hiệu cho biết thai nhi đang phát triển.

Mẹ bầu mang thai bao lâu thì có tim thai?

Mang thai bao lâu thì có tim thai phụ thuộc vào sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thai nhi đang phát triển nhanh thì tim bắt đầu hình thành và đập khá rõ.

Vào tuần thứ 4, vẫn chưa nghe thấy nhịp tim nhưng mạch máu đã hình thành bên trong phôi thai của bạn sau đó sẽ sớm phát triển thành tim và hệ tuần hoàn máu của thai nhi.

Trong giai đoạn đầu mang thai, hình dạng trái tim giống như một cái ống, sau đó bắt đầu xoắn lại và phân chia và hình thành trái tim và van (mở và đóng để giải phóng máu từ tim đến cơ thể).

Đến tuần thứ 5, các mạch máu tiền thân cũng bắt đầu hình thành trong phôi, ống tim thai bắt đầu đập nhanh đột ngột nhưng bạn vẫn chưa nghe được.

Mang thai bao lâu có tim thai là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Khi nào mẹ có thể nghe tim thai?

Mang thai bao lâu thì có tim thai nghe được lần đầu tiên?

Đến tuần thứ 6, tim thai bây giờ đã có 4 ngăn rỗng, mỗi ngăn đều có lối vào và lối ra để máu lưu thông trong mỗi ngăn. Đo tim thai lúc này có thể đập 80 lần/phút. Trong 2 tuần nữa, nếu phát triển bình thường nhịp tim sẽ tăng lên 150 lần/phút.

Với sự tăng trưởng trên, trong khoảng tuần thứ 9 hoặc tuần thứ 10 của thai kỳ bạn có thể nghe được nhịp đập của thai lần đầu tiên. Khoảng thời gian này, tim thai nhi thường đập khoảng 170 lần/phút, nhịp tim sẽ giảm dần cho đến khi bé ra đời.

Mang thai bao lâu thì có tim thai nghe được bằng ống nghe?

Tuần thứ 12, là thời điểm đánh dấu sự phát triển tuần hoàn đáng chú ý tiếp khi tủy xương của em bé bắt sản xuất tế bào máu. Và đến 17 tuần, bộ não của thai thai bắt đầu điều chỉnh nhịp tim, cho đến thời điểm này, trái tim đã đập một cách tự nhiên. Trong ba tuần nữa, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai của bé bằng ống nghe ở tuần 20.

Từ 18 đến 24 tuần, bác sĩ khuyên mẹ nên siêu âm tim thai nhi để đánh giá tim thai. Nếu mẹ có tiền sử gia đình bị dị tật tim bẩm sinh, hoặc nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường, bệnh phenylceton niệu hoặc bệnh tự miễn…nên báo cho bác sĩ biết.

Vào cuối tuần 25, các mạch máu nhỏ nhất (mao mạch) của tim đang hình thành và được chứa đầy máu. Các mao mạch làm nhiệm vụ vận chuyển lượng oxy trong máu qua các động mạch của tim tới các mô nuôi dưỡng cơ thể của em bé và sau đó cho máu trở lại phổi.

Biểu hiện tim thai đập không bình thường

Ngoài việc quan tâm mang thai bao lâu thì có tim thai thì tim thai đập là một tiêu chí quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Không ít bà mẹ lo lắng mang thai bao lâu thì có tim thai và nhịp tim thai của bé có đập bình thường không?

Nếu tim thai duy trì đập nhỏ hơn 120 nhịp/phút hoặc lớn hơn 160 nhịp/phút liên tục trong vòng 10 phút cho thấy tim thai xảy ra tình trạng bất thường. Cách 10-20 phút sau nghe lại nếu vẫn như vậy thì có thể thai nhi bị thiếu dưỡng khí. Nếu tim thai bị đập bất thường như vậy quá nhiều thì là thiếu dưỡng khí nghiêm trọng.

Khi phát hiện tim thai đập bất thường mẹ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời.

Siêu âm và chẩn đoán sớm khuyết tật tim bẩm sinh

Thêm một mối quan tâm của các mẹ ngoài mang thai bao lâu thì có tim thai đó là các loại khuyết tật về tim của thai nhi. Loại bệnh phổ biến nhất nhất ở thai nhi đó là bệnh tim bẩm sinh. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 36.000 trẻ sơ sinh ra đời mắc bệnh  khuyết tật tim bẩm sinh.

Vào tuần thứ 11, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra các vấn đề liên quan đến cấu trúc của tim thai nhi. Có một tin tốt là đa số các khuyết tật tim bẩm sinh có thể được điều trị nếu phát hiện sớm và kịp thời.

Đôi khi bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật điều trị khiếm khuyết tim bẩm sinh cho bé ngay sau khi sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể chờ đến khi bé lớn hơn hoặc điều trị bằng thuốc. Nếu phát hiện ra vấn đề liên quan đến nhịp tim thai thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giảm tỷ lệ rủi ro sinh non cho bạn.

Siêu âm để kiểm tra các vấn đề liên quan đến cấu trúc của tim thai nhi

Mẹ nên làm gì để con có trái tim khỏe mạnh

Để con phát triển khỏe mạnh và hạn chế những dị tật tim bẩm sinh mẹ nên thực hiện những điều sau:

  • Tìm hiểu mang thai bao lâu thì có tim thai, những yếu tố nguy cơ bệnh di truyền và lên kế hoạch để tìm bệnh và khả năng con có thể bị di truyền, điều trị được không…
  • Bổ sung vitamin mỗi ngày nhất là axit folic trước và trong khi mang thai, giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
  • Tìm hiểu kỹ mang thai không nên ăn gì. Không uống rượu, hút thuốc vì có thể gây ra các khuyết tật của tim, bao gồm cả sự bất thường của van tim và các mạch máu.
  • Sử dụng thuốc một cách thận trọng. Không tự ý mua bất kỳ thuốc nào để uống nếu sắp và đang có thai vì có thể gây ra khuyết tật tim thai.

Không thể biết chính xác mang thai bao lâu thì có tim thai vì có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tim của bé. Đi khám thai định kỳ để phát hiện những dị tật tim bẩm sinh sớm để được khắc phục và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *