Mắc zona thần kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Zona thần kinh khi mang thai xuất hiện ở những phụ nữ từng mắc chứng thủy đậu và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi?

Zona thần kinh khi mang thai gây nguy hiểm không? Bệnh sẽ gây ra biến chứng gì? Hay cách phòng ngừa zona thần kinh khi mang thai? Là hàng loạt những thắc mắc mà mẹ bầu chẳng may bị mắc chứng zona thần kinh khi mang thai đều băn khoăn. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi thông tin dưới đây để có lời giải đáp phù hợp.

Zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh là căn bệnh dễ lây lan và cao điểm của bệnh là thời điểm giao mùa, khi thời tiết có dấu hiệu thay đổi, nóng lạnh bất thường và không khí ẩm sẽ tạo thuận lợi cho virus phát triển. Bệnh có khả năng lây lan qua tiếp xúc cơ thể, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc virus.

Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng chủ yếu vẫn ở người trên 50 tuổi,  người mắc bệnh cúm, người có cơ địa nhạy cảm, nhiễm trùng, người bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao,đặc biệt là ở người đang mang thai.

Vì sao mắc zona thần kinh khi mang thai?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường bị suy giảm và yếu hơn so với bình thường nên virus zona thần kinh dễ dàng tấn công hơn. Đồng thời,phụ nữ mang thai từng mắc thủy đậu cũng có nguy cơ cao bị mắc zona thần kinh.

Nguyên nhân là do con virus gây bệnh dù đã qua điều trị nhưng chúng còn bên trong cơ thể và khi có điều kiện sẽ quay lại tấn công vào hệ thống thần kinh và các dây thần kinh dưới dạng zona thần kinh.

Zona thần kinh khi mang thai sẽ có triệu chứng gì?

Khi bị zona thần kinh, mẹ bầu sẽ có những triệu chứng sau:

  • Khi bị zona thần kinh, mẹ bầu sẽ có cảm giác ngứa khắp cả cơ thể nhất là ở khuôn mặt.
  • Khi bệnh ở giai đoạn phát triển, vùng da phát bệnh sẽ có dấu hiệu ngứa, nhức, căng, bỏng, kèm theo cơ thể có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi… những trường hợp nặng hơn còn có thể buồn nôn, tiêu chảy, khó tiểu, sốt.
  • Triệu chứng đau, ngứa kéo dài khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày, các mụn nước sẽ bắt đầu vỡ và chảy nước, sau đó các vết này sẽ khô đi, để lại sẹo.
  • Vị trí tổn thương thường gặp: chủ yếu ở ngực, đôi khi ở lưng, mông, gáy, mặt, da đầu, chân, tay…

Lưu ý, mẹ bầu phải nhanh chóng đến bệnh viện để chữa trị trị zona thần kinh khi mang thai nếu không muốn có những biến chứng không mong muốn. Lúc này, bệnh có thể sẽ được điều trị dứt điểm nếu mẹ bầu làm đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và có biện pháp vệ sinh thân thể cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ngứa ngáy là triệu chứng của zona thần kinh khi mang thai

Zona thần kinh khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi?

Zona thần kinh khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi. Chứng bệnh này gây ra nhiều biến chứng trầm trọng  như làm mí mắt sưng, đỏ, gây đau, viêm mống mắt, sẹo giác mạc, thậm chí gây mù lòa ở mẹ bầu. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến thính giác, hiếm gặp hơn là nguy cơ đột quỵ và viêm màng não.

Còn đối với em bé, nếu mẹ bầu mắc zona thần kinh khi mang thai 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể của thai nhi. Trường hợp 3 tháng giữa thì có dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh dù nguy cơn khá hiếm gặp.

Còn ở 3 tháng cuối thì zona thần kinh khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám ngay từ khi bệnh mới từ những dấu hiệu đầu tiên.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị zona thần kinh?

Khi xuất hiện triệu chứng bất thường của hiện tượng bệnh zona thần kinh khi mang thai thì mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chữa trị chuẩn xác nhất. Không tự ý mua thuốc hay dùng các loại dược phẩm bôi vào các nốt phát ban khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, lên kế hoạch phòng ngừa zona thần kinh khi mang thai bằng cách tránh đến những nơi công cộng có nguồn bệnh nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc zona thần kinh.

Phòng và điều trị zona thần kinh khi mang thai thế nào?

Phòng bệnh zona thần kinh khi mang thai

  • Theo các chuyên gia, tỉ lệ mẹ bầu zona thần kinh xảy ra là khá thấp, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu cũng cần lưu ý  để phòng chống zona thần kinh khi mang thai
  • Nên chích ngừa trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng để phòng bệnh zona.
  • Bệnh zona thần kinh có khả năng lây lan cao nên các mẹ bầu tránh tiếp xúc ở những nơi đông người như công viên, bệnh viện,…

Tiêm vacxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Điều trị bệnh zona thần kinh khi mang thai

  • Mẹ bầu cần có chế độ vệ sinh dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm nước ấm và tuyệt đối không được động chạm đến vùng phát ban.
  • Mặc quần áo làm từ chất liệu thoáng mát, mềm, rộng rãi, nhằm tránh cọ xát làm đau vùng da tổn thương.
  • Sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên tự ý uống thuốc kháng sinh khi mang thai nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Có chế nhiều rau xanh, bổ sung vitamin C cho cơ thể để tăng cường hệ nhiễm dịch, mau khỏi bệnh và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh khác.

Zona thần kinh khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên có biện pháp chữa trị cũng như phòng tránh bệnh kịp thời để không gây ra bất kì hậu quả nào.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *