Nguyên nhân làm đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng gây tình trạng viêm đỏ và chảy nước mắt, lông mi quặp, cộm mắt, có nguy cơ dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị sớm. Vậy nguyên nhân làm đau mắt hột là gì?

Nguyên nhân làm đau mắt hột

Đây là căn bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, lây lan qua tiếp xúc với dịch từ mắt, mũi của người bệnh. Theo đó, tình trạng tái nhiễm nhiều lần sẽ tạo thành sẹo ở mặt trong mi trên, lông mi quặp vào trong (quặm), chà xát lên giác mạc, lâu dần gây sẹo đục giác mạc, dẫn đến mù lòa. Vậy nguyên nhân làm đau mắt hột là gì, các bạn đã biết chưa?

Được biết, phụ nữ là đối tượng dễ nhiễm bệnh đau mắt hột hơn so với nam giới (đến 2-3 lần) và cũng hay tái phát hơn. Căn bệnh này lưu hành chủ yếu ở nông thôn, là những nơi có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Thiếu nước sạch (dẫn đến mắt bẩn, mắt có nhiều ngèn, tay bẩn, quần áo bẩn), bụi bặm (làm cho mắt bị kích thích tiết nhiều hơn), bẩn (môi trường có nhiều phân súc vật, phân người, rác thải sẽ tạo điều kiện để ruồi phát triển nhiều hơn), điều kiện nhà ở chật chội, đông đúc cũng là nguyên nhân làm đau mắt hột chủ yếu.

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không?

Ngoài việc tìm hiểu rõ nguyên nhân làm đau mắt hột, các bạn cũng nên biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Bệnh đau mắt hột được xem là một bệnh khá nguy hiểm trong số những bệnh thuộc chuyên khoa mắt. Lý do đầu tiên, bệnh mắt hột là một bệnh viêm, tiến triển mạn tính, do vi khuẩn gây ra nên rất dễ lây lan nếu chúng ta dùng chung nguồn nước, chung khăn mặt, chung khẩu trang,…

Bên cạnh đó, bệnh thường tiến triển rất âm thầm, kín đáo. Chính vì thế, khi phát hiện ra bệnh, chúng ta thường điều trị ở giai đoạn muộn nên mắt đã bị những biến chứng không thể hồi phục được. Do đó, việc sớm phát hiện nguyên nhân làm đau mắt hột để kịp thời điều trị là vô cùng quan trọng.

Có thể bạn chưa biết, ngay cả khi chúng ta đã khỏi bệnh, những hột đã hình thành sẽ để lại sẹo trên kết mạc hoặc ở vùng rìa giác mạc. Phản ứng mạch máu thường phát triển qua vùng rìa và xâm lấn vào giác mạc, chính điều này sẽ che lấp giác mạc và tạo thành màng khói hoặc sẹo đục làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Vậy nguyên nhân làm đau mắt hột là gì, bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không, các bạn đã biết rồi phải không?

Bệnh đau mắt hột được xem là một bệnh khá nguy hiểm trong số những bệnh thuộc chuyên khoa mắt.

Các giai đoạn tổn thương của mắt hột

Mắt hột giai đoạn I:

Không có dấu hiệu chủ quan, thường xuất hiện âm thầm, được phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt. Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Theo đó, các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột.  Đồng thời, bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ. Rất hiếm trường hợp có hột ở kết mạc sụn mi dưới.

Mắt hột giai đoạn II:

Ở giai đoạn này, sáng thức dậy người bệnh sẽ có một ít tiết tố đọng lại ở trong mắt. Theo đó, các triệu chứng khách quan vẫn tập trung ở kết mạc sụn mi trên. Đồng thời, kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu, gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.

Bên cạnh đó, mắt cũng xuất hiện nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một chất nhầy đặc hiệu. Lúc này, người bệnh có thể thấy đầy đủ các tuổi của mắt hột: tiền hột, hột to, hột hoại tử, có ít sẹo kết mạc đặc hiệu. Đồng thời, có thể thấy màng máu mỏng.

Mắt hột giai đoạn III:

Đây là giai đoạn kéo dài nhất. Đặc điểm là có sự xen kẻ giữa các dấu hiệu hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo). Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện biến chứng như cụp mi, lông xiêu.

Mắt hột giai đoạn IV:

Ở giai đoạn này, mắt hột thường lành sẹo, trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ khác nhau. Được biết, từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác mạc. Màng máu này sẽ thấy rõ hơn khi khám dưới kính sinh hiển vi, và sẽ thấy lỗ lõm trên giác mạc gọi là lõm hột Herbert.

Cách điều trị bệnh đau mắt hột

Trong vùng có bệnh đau mắt hột, mọi người cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đôi mắt.

Tìm hiểu nguyên nhân làm đau mắt hột đồng thời biết rõ cách điều trị bệnh cũng là một trong những việc vô cùng cần thiết. Theo đó, trong vùng có bệnh đau mắt hột, mọi người cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đôi mắt để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Không dùng chung khăn mặt, chậu nước, dụng cụ vệ sinh nói chung. Dùng nước sạch để rửa mặt. Theo đó, nếu có triệu chứng mắt đỏ, cộm, xốn, người bệnh cần đi khám ngay tại cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất.

Đồng thời, nếu phát hiện nguyên nhân làm đau mắt hột và mình đã bị bệnh đau mắt hột thì bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa mắt. Vấn đề điều trị có thể đơn thuần là nội khoa bao gồm: tra mỡ kháng sinh có chứa Tetracyclin vào mắt mỗi ngày 4 đến 6 lần. Theo đó, người bệnh nên ống thuốc kháng sinh để phát huy tác dụng toàn thân như Tetracyclin. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với Tetracyclin thì có thể thay bằng thuốc Erythromycin hoặc Azithromycin. Việc uống thuốc kháng sinh không nên tùy tiện mà phải theo y lệnh của bác sĩ.

Nguyên nhân làm đau mắt hột là gì, bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không, các bạn đã biết rồi phải không? Cơ thể tạo miễn dịch với bệnh đau mắt hột rất yếu hoặc hầu như không nên sau khi được chữa khỏi, nên người bệnh vẫn có thể bị trở lại. Do đó, nếu xuất hiện nhiều lông xiêu, lông quặm thì các bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được tiến hành nhổ lông xiêu, lông quặm hoặc phẫu thuật cắt bỏ hạt cườm ở kết mạc mắt nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *